Cẩm nang khám phá Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng tất tần tật chi tiết

Ngũ Hành Sơn được biết đến là cụm danh thắng tuyệt đẹp và đáng tự hào của người dân Đà Thành. Nơi đây cũng gắn liền với nhiều câu chuyện thần thoại kỳ bí. Nếu có thời gian ghé thăm Đà Nẵng thì bạn đừng quên lên lịch khám phá địa danh này nhé!

Danh thắng Ngũ Hành Sơn ở đâu ?

Chi tiết thông tin về danh thắng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng như sau:

Vị trí Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Ngũ Hành Sơn nằm ở số 81 đường Huyền Trân Công Chúa, phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến ngọn núi này là 10km. Nơi đây được ví như một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên vì nơi đây có tới 5 ngọn núi đá vôi nằm cạnh nhau. Dựa theo truyền thuyết nhân gian, 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn là 5 mảnh vỡ của quả trứng rồng hóa thành.

Hình ảnh về Ngũ Hành Sơn thường thấy
Hình ảnh về Ngũ Hành Sơn thường thấy

Trong truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa, có một ông cụ sống trong túp lên nhỏ trên bãi biển vắng. Hôm đó, có một con giao long lớn bơi vào bờ đẻ trứng. Sau đó, có một con rùa vàng từ ngoài khơi bơi vào chôn trứng giao long vào bãi cát rồi dặn ông lão phải chăm sóc cho quả trứng. 

Thần Kim Quy cũng đã ban cho ông lão một cái móng thần kỳ. Chính nhờ chiếc móng đó, ông lão đã thành công bảo vệ quả trứng rồng. Vào một đêm mưa, trứng rồng nở ra một cô bé xinh đẹp, còn vỏ trứng rồng tách ra thành 5 ngọn núi. Trên mỗi đỉnh thường có các màu sắc khác nhau và được gọi là Ngũ Hành Sơn.

Hướng dẫn đường đến Ngũ Hành Sơn

Để đến với danh lam thắng cảnh Đà Thành này, quý khách có thể chọn 1 trong 2 tuyến đường dưới đây:

  • Đi từ trung tâm thành phố: Từ trung tâm Đà Thành, bạn hãy chạy xe về hướng Đông, qua cầu Rồng. Sau đó, ở ngã tư thứ nhất, bạn cần rẽ vào đường Ngô Quyền. Tiếp đến, bạn hãy chạy thẳng vào đường Ngô Quyền sẽ đến được ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, bạn cần phải chạy thêm 5km nữa, rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa và mua vé để lên núi nhé!
  • Đi theo đường biển: Nếu đi đường biển bạn có thể chạy xe dọc đường Võ Nguyên Giáp theo hướng nam. Sau khi đi hết đường Võ Nguyên Giáp, bạn sẽ gặp đường Trường Sa. Sau đó, hãy chạy thẳng đường Trường Sa. Chạy thêm khoảng 2km nữa bạn sẽ thấy có ngã tư giao Trường Sa và Huyền Trân Công Chúa. Hãy rẽ sang 81 Huyền Trân Công Chúa để gửi xe và mua vé nhé!

Bật mí các trải nghiệm khi tham quan Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi chính. Bên cạnh đó còn có nhiều phong cảnh đẹp và các hang động kì bí, lôi cuốn nhiều du khách đến thăm hàng năm.

Tham quan làng đá Non Nước

Làng đá Non Nước đã được hình thành từ thế kỷ 17. Cụ tổ nghề đá mỹ nghệ Non Nước này là cụ Huỳnh Bá Quát. Ông là người góp sức rất nhiều trong việc đem nghề làm đá từ vùng Thanh Hóa vào Ngũ Hành Sơn và bước đầu tạo dựng nên làng nghề truyền thống này.

Làng đá Non Nước
Làng đá Non Nước

Thời gian dài trôi qua, làng nghề đá Non Nước vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình. Không chỉ hấp dẫn với những sản phẩm tinh tế, chất lượng mà làng còn ghi điểm với sự chân chất của người dân. 

Các sản phẩm tại đây được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn làm quà lưu niệm. Đồng thời, nó cũng được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Các sản phẩm đặc trưng như: vòng đeo tay, đồng hồ để bàn, tượng Phật, tượng Chúa, tượng Lân Sư…

Hòa mình vào Biển Non Nước

Đây chắc chắn là một trải nghiệm mà các du khách đừng bỏ lỡ khi ghé thăm Ngũ Hành Sơn. Bãi biển Non Nước ôm lấy toàn bộ quần thể Ngũ Hành Sơn và sớm tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu.

Tuy nhiên, bãi biển Non Nước chưa thực sự được đưa vào khai thác du lịch. Do đó, bãi tắm chủ yếu là của người dân địa phương. Cũng vì thế mà bãi biển luôn giữ được nét hoa sơ, bình dị. 

Bãi biển Non Nước với nét đẹp hoang sơ, kỳ bí
Bãi biển Non Nước với nét đẹp hoang sơ, kỳ bí

Bãi biển Non Nước có bờ biển sạch, nước trong. Vào mỗi buổi chiều hay sáng sớm khi tới đây bạn có thể chiêm ngưỡng hoạt động kéo lưới, đánh bắt cá của ngư dân.

Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ Phật Giáo tại Chùa Tam Thai

Chùa Tam Thai nằm trên đỉnh cao của ngọn núi Thủy Sơn. Bạn cần phải leo 156 bậc thang đá để đến với đỉnh núi và bắt gặp ngôi chùa này. Bạn sẽ đi vào cổng Tam quan để đi sâu vào chùa.

Ngôi chùa này được chính thức xây dựng từ năm 1630 và được trùng tu vào năm 1946 và 1975. Chùa Tam Thai được biết đến như một di tích Phật giáo lâu đời của quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Vào tháng 4 năm 1826, vua Minh Mạng đã đúc 9 pho tượng cùng với 3 quả chuông lớn cho chùa. Tính đến thời điểm hiện tại chùa vẫn còn giữ được tấm kim bài có hình quả tim lửa và bức hoành phi do vua phong tặng. Ngoài ra, ở đây còn có khu hành cung – nơi mà đại đa số quan triều Nguyễn đều đến và ở lại lập đàn cầu quốc thái dân an.

Chùa Tam Thai
Chùa Tam Thai

Bên trong chùa Tam Thai có thờ Đức Phật Như Lai cùng với 2 vị Đức Đại Thế Chí và Quan Thế Âm Bồ Tát. Ở sân trước của chùa có pho tượng Phật Di Lặc lớn. Khi người dân và các phật tử đến dâng hương thường sẽ bỏ thêm một chút tiền lẻ dưới chân bức tượng để cầu xin tài lộc.

Trải nghiệm động Huyền Không 

Có thể bạn không biết nhưng Động Huyền Không là một trong những hang động đẹp nhất Ngũ Hành Sơn. Động có hình dạng lộ thiên, nhận ánh sáng bên ngoài nên bên trong động luôn lung linh, huyền ảo.

Khi bước vào đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi không gian cũng như những điều trù phú ở đây. Động Huyền Không ít nhũ thạch nhưng rất thoáng mát và luôn tạo cảm giác thích thú cho du khách.

Bên trong động Huyền Không
Bên trong động Huyền Không

Đến với Động Huyền Không, du khách thập phương thường cúi xin tài lộc, cầu bình an ở đền Bà Chúa Tiên và đền thờ Chúa Thượng Ngàn. Ngoài ra, đến đây bạn cũng có thể thử đánh Trống Trời bằng thạch nhũ thiên tạo trên đá. Âm thanh phát ra vang vọng khiến bạn thích thú vô cùng.

Viếng thăm chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là một trong những ngôi chùa có tuổi đời vô cùng lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, ngôi chùa cổ này đã có tuổi đời lên đến hơn 220 năm. Ở chính điện của chùa, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy hệ thống tượng pháp có sự bài trí khoa học.

Khung cảnh bên ngoài chùa Linh Ứng
Khung cảnh bên ngoài chùa Linh Ứng

Nó bao gồm 3 pho tam thế Phật, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quan Thế Âm, Thích Ca Như Lai, Địa Tạng và Quan Âm Chuẩn Đề. Tất cả đều được tạo tác rất công phu, tỉ mỉ trên từng chi tiết. Ngoài ra ở đây còn có 2 pho tượng Hộ Pháp và Thập Bát La Hán.

Khám phá Vọng Giang Đài

Đi khoảng 50m từ cổng Tam Quan Chùa Tam Thai bạn sẽ bắt gặp được Vọng Giang Đài. Nhà bia này được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 20. Lối kiến trúc của Vọng Giang Đài đã từng khiến cho nhiều du khách bất ngờ.

Bởi nó được làm từ đá sa thạch. Ở giữa bia có khắc chìm 3 chữ Hán tên là Vọng Giang Đài. Đồng thời, phía bên dưới còn có dòng lạc khoản văn viết năm xây dựng bia là lúc nào.

Từ Giang Vọng Đài, bạn có thể thoải mái ngắm nhìn sông Cổ cò ở dưới chân núi. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhìn thấy hình ảnh sông Cẩm Lệ phía xa xa. Ngoài ra, bạn cũng sẽ chiêm ngưỡng được toàn cảnh Ngũ Hành Sơn từ trên cao.

Thử cảm giác mạnh tại Động Âm Phủ

Động Âm Phủ – Đọc cái tên thôi cũng đủ để bạn liên tưởng ngay đến những khung cảnh ma mị phải không? Động này không chỉ là kiệt tác của tạo hóa mà còn là kiệt tác của các nghệ nhân làng đá Non Nước.

Nơi đây hằng năm cũng đón không ít du khách ghé thăm. Để vào động, bạn cần phải đi qua cầu Âm Dương. Cây cầu này bắt ngang qua sông Nại Hà như trong truyền thuyết. Sau khi đi hết cầu, bạn sẽ được lần lượt trải nghiệm 12 cửa địa ngục. Mỗi một cửa ngục đều sẽ có một vị quan cai quản.

Động Âm Phủ
Động Âm Phủ

Ở đây, các cửa ngục sẽ tái dựng những hình phạt mà con người cần phải chịu sau khi họ kết thúc sinh mệnh ở trần gian. Hình phạt nào cũng ghê rợn và đầy đau đớn. Nếu như bạn sống ác thì tất nhiên các hình phạt cũng sẽ tương ứng.

Khi đến cuối hang, bạn sẽ bắt gặp pho tượng Phật từ bi đứng đó. Bức tượng này như muốn cứu vớt, gột rửa tất cả những điều ma mị và nỗi sợ hãi của các du khách. Đây cũng là nơi duy nhất trong động có ánh nắng chiếu vào. Vì thế, đến đây, các du khách như được trút bỏ mọi sự sợ hãi và thoải mái tiếp tục hành trình du lịch.

Kim Sơn – Vị trí tọa lạc của chùa Quan Thế Âm

Kim Sơn được đánh giá là ngọn núi khiêm tốn nhất trong cụm Ngũ Hành Sơn. Hình dạng của ngọn núi này tựa như quả chuông úp bên sông Cổ Cò vậy. Dưới chân núi là chùa Quan Âm nổi tiếng. Đồng thời ở vị trí này cũng có một hang động dài đến 50m. 

Quảng cảnh ở vùng Kim Sơn
Quảng cảnh ở vùng núi Kim Sơn

Bên trong hang có rất nhiều lớp thạch nhũ đẹp mắt. Hình thể của chúng cũng vô cùng đa dạng, sắc nét. Lớp thạch nhũ ở hang bám vào vách đá tạo nên hình dáng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhiều du khách cho biết, kích cỡ của tượng tựa như người thật, rất oai nghiêm.

Đây vốn là điểm đến không thể bỏ qua đối với các tín đồ du lịch tâm linh. Bởi độ linh thiêng của nó được truyền từ đời này qua đời khác. Ngoài ra, ở đây vào ngày 19/2 hàng năm đều có tổ chức lễ hội Quan Thế Âm sôi động.

Mộc Sơn – Khối đá cẩm thạch Quan Âm màu trắng

Đỉnh của Mộc Sơn có hình dạng răng cưa. Nhìn từ xa lại bạn sẽ nhìn thấy nó giống hệt như cái mồng của con gà trống. Vì thế, rất nhiều Mộc Sơn là núi Mồng Gà.

Mộc Sơn khiến nhiều du khách thích thú với các công trình kiến trúc độc đáo
Mộc Sơn khiến nhiều du khách thích thú với các công trình kiến trúc độc đáo

Mộc Sơn là ngọn núi duy nhất trong cụm di tích Ngũ Hành Sơn không có hang động và chua chiền. Do đó, giá trị văn hóa, du lịch của ngọn núi này gần như không có. Tuy nhiên, bạn có thể đến với hòn đá này để khám phá thêm khối đá cẩm thạch màu trắng. Nó đã được người dân địa phương nơi đây gọi là Bà Quan Âm, Cô Mụ. 

Thủy Sơn – Ngọn núi đẹp nhất trong 5 ngọn

Đến Ngũ Hành Sơn mà không check in ở Thủy Sơn thì quả là một sai lầm lớn. Bởi đây là ngọn núi đẹp nhất trong cụm Ngũ Hành Sơn. Núi có diện tích 15ha tính từ Đông sang Tây. Ở đây cũng có khá nhiều chùa chiền đã được xây cất từ rất lâu đời. Trong đó, nổi bật nhất là chùa Tam Thai và Linh Ứng. 

Thủy Sơn có giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh
Thủy Sơn có giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh

Phong cảnh ngọn núi hữu tình và hòn Thủy Sơn có tới 9 hang động thạch nhũ, 5 ngôi chùa, 2 đài vọng cảnh. Điều này giúp cho du khách có thể thoải mái ngắm nhìn toàn cảnh nét đẹp của Đà Thành. 

Vào hòn này, du khách sẽ không chỉ được tới các hang động chùa chiền khám phá mà còn được ngắm nhìn nhiều khung cảnh tựa chốn bồng lai. Để lên đỉnh ngọn núi này, du khách buộc phải leo hơn 156 bậc thang đá.

Hỏa Sơn

Trong cụm núi ở Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, Hỏa Sơn là núi đôi duy nhất. Nó gồm có 2 hòn Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Âm Hỏa Sơn nằm về phía đông, Dương Hỏa Sơn nằm ở phía Tây. Cả 2 ngọn núi này thường nối liền với nhau bởi đường đá thiên tạo.

Tương truyền, Âm Hỏa Sơn là nơi mà người dân đến khai thác đá cẩm thạch. Đá ở đây có nhiều vân đẹp, màu sắc đa dạng và có thể dùng để tạc tượng, làm đồ trang sức có giá trị cao. Vì thế, người dân nơi đây đã dựng nên làng nghề điêu khắc đá mĩ nghệ dưới chân núi.

Dương Hỏa Sơn là nơi gồm có nhiều chùa như Cổ Linh Sơn, Phổ Đà, Huyền Vi và động Phổ Đà Sơn. Những ngôi chùa này đều có giá trị tâm linh vô cùng cao. Hơn nữa, đây còn là di tích quan trọng được người dân địa phương tôn sùng.

Thổ Sơn – Nơi tọa lạc của 4 ngôi chùa

Thổ Sơn được tạo nên bởi nhiều vách đá dựng đứng. Phía đông của nó có một hang động sâu đến 20m, lối vào rất hẹp. Ngoài ra, ở đây còn có động Bồ Đề. Trong thời xưa, đây là nơi ẩn nấp của rất nhiều chiến sĩ cách mạng.

Hòn Thổ Sơn không có núi đá vôi. Nó chỉ có đất sét, đá cát trộn lẫn vào nhau và rất ít cây cối. Vì thế, giá trị phong cảnh của hòn Thổ Sơn khá ít. Tuy nhiên, dưới chân núi lại có tới 4 ngọn chùa đẹp mắt và mang giá trị tâm linh cao.

Những lưu ý khi du lịch Ngũ Hành Sơn nhất định phải biết

Khi đi du lịch cụm danh lam thắng cảnh Đà Thành này bạn cần nắm được những điều sau:

Ăn gì khi khám phá Ngũ Hành Sơn 

Khám phá Ngũ Hành Sơn bạn cũng đừng quên dành thời gian để thưởng thức nhiều món ngon dưới đây:

  • Mì Quảng: Hấp dẫn với du khách bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và có phần nước lèo đặc sệt, sợi mì dai dai. 
  • Bún mắm nêm: Là đặc sản thơm ngon hấp dẫn, để lại rất nhiều ấn tượng cho thực khách bởi hương vị đặc trưng của mắm nêm. Giá bán của bát bún cũng rất bình dân. 
Đặc sản ở Ngũ Hành Sơn
Đặc sản ở Ngũ Hành Sơn
  • Bánh xèo: Giữ chân du khách bởi hương vị thơm ngon. Nhân bánh xèo làm từ nhiều nguyên liệu như tôm, cá mực…
  • Bánh tráng cuốn thịt heo: Bánh tráng được cuốn cùng với miếng mì lá mỏng, rau sống, thịt heo luộc thái mỏng. Sau đó chấm cùng với mắm nêm đặc sản Đà Thành. Tất cả tạo nên những hương vị đậm đà, khó quên.

Giá vé tham quan Ngũ Hành Sơn mới nhất

Cụ thể giá vé tham quan cụm núi như sau:

  • Thủy Sơn: 10 – 40.000 VNĐ 
  • Động Âm Phủ: 7 – 20.000 VNĐ
  • Dịch vụ thang máy: 15.000 VNĐ/lượt
  • Thuyết minh, hướng dẫn: 50.000n VNĐ/đoàn
  • Trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí

Nên khám phá Ngũ Hành Sơn vào thời điểm nào ?

Ngũ Hành Sơn chủ yếu là núi đá và hang động đá vôi. Do đó, nếu đi vào những ngày mưa bạn sẽ rất dễ bị trơn trượt. Khoảng thời gian đẹp nhất để khám phá cụm núi này là những ngày nắng.

Thời tiết Đà Nẵng thường có nắng từ tháng 1 đến tháng 9. Tuy nhiên, vào những ngày mùa đông nắng bạn cũng có thể dành thời gian để tham quan danh thắng này nhé! Vào các thời điểm này, hang động đá vôi cũng sẽ trở nên huyền bí và có không khí mát mẻ hơn rất nhiều.

Chiều về trên Ngũ Hành Sơn
Chiều về trên Ngũ Hành Sơn

Du lịch Ngũ Hành Sơn nên mang gì?

Bạn nên mang giày thể thao hoặc dép sandal có đế bằng. Bởi vì, bạn sẽ phải đi bộ và leo núi khá nhiều. Vì thế, nếu đi giày cao gót sẽ gây đau chân và cản trở bước đi của bạn. 

Ngoài ra, nên mang quần dài và váy dài qua gối. Bởi đây là một địa điểm tham quan tâm linh. Ở mỗi hòn đều có chùa chiền và miếu thờ. Vì thế, để thuận tiện cho việc thăm viếng cũng như tỏ lòng thành kính với các vị thần phật bạn nên chọn trang phục đi chơi phù hợp nhé!
Ngoài giày và trang phục các bạn nên chú ý mang thêm điện thoại đầy pin để thuận tiện ghi lại những bức ảnh để đời nhé!

Mong rằng, với những thông tin trên, chuyến đi khám phá Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng của mỗi du khách sẽ trở nên vô cùng tuyệt vời. Nếu cần thêm bất cứ sự tư vấn nào, đừng quên liên hệ với Tour Hội An để được giải đáp nhanh nhé!

Xem thêm:

Tour Hội An Ngũ Hành Sơn

Tour du lịch Hội An

Tour Cù Lao Chàm Hội An

Tour Đà Nẵng Hội An Cù Lao Chàm

Tour rừng dừa bảy mẫu

Du lịch thánh địa Mỹ Sơn

1/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan