Hội An không chỉ nổi tiếng với những những ngôi nhà cổ trên dãy phố yên bình. Các làng nghề truyền thống ở Hội An cũng là một phần tạo nên sức hút của miền di sản.
Hãy cùng Tour Hội An đến thăm và có những trải nghiệm có một không hai tại những làng nghề truyền thống ở Hội An bạn nhé!
Các làng nghề truyền thống ở Hội An
Du lịch Hội An không chỉ có phố cổ Hội An, có biển An Bàng xinh đẹp, những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.
Các làng nghề truyền thống ở Hội An cũng là những di sản vẫn còn được lưu giữ tại đây.
Các làng nghề truyền thống ở Hội An đã hình thành từ lâu và truyền từ đời này sang đời khác. Đây cũng là nơi tạo ra các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ độc đáo.
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Hội An gắn với sự phát triển kinh tế thương mại của cảng thị Phố Hội sầm uất một thời.
Trong bài viết này, Tour Hội An sẽ giới thiệu đến bạn đọc địa điểm du lịch Hội An với 7 làng nghề truyền thống.
Làng nghề Hội An lâu đời – Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà Hội An là một trong số các làng nghề truyền thống ở Hội An cổ xưa.
Làng gốm này đã hình thành và tồn tại được hơn 500 năm. Đây là nơi sản xuất đồ gốm thủ công 100%.
Thanh Hà nằm bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, mang nét đẹp mộc mạc, bình yên của một làng quê Việt Nam.
Ngôi làng gốm cách khu phố cổ Hội An 3km về phía tây, có nguồn gốc từ Thanh Hóa.
Ghé thăm làng gốm Thanh Hà, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn kỹ thuật chuốt gốm điêu luyện của các nghệ nhân tài hoa.
Đến đây, bạn còn có cơ hội tự tay sáng tạo ra một tác phẩm gốm của riêng mình. Đặc biệt, tại Thanh Hà còn có công viên đất nung vô cùng rộng lớn (6000m2). Công viên này được mệnh danh là “thế giới gốm Việt thu nhỏ”.
Làng nghề truyền thống – Làng lụa Hội An
Làng lụa Hội An là một trong các làng nghề truyền thống ở Hội An được hình thành từ thời Chăm Pa – Đại Việt.
Làng lụa là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của địa phương, trưng bày và tái hiện nghề ươm tơ, dệt lụa cổ truyền.
Làng lụa Hội An cũng tái hiện lại cuộc sống của nghệ nhân dệt.
Từ đó mang đến cho du khách cơ hội được tìm hiểu về nguồn gốc xuất phát của “con đường tơ lụa trên biển” vào thế kỷ 17.
Cho đến nay, làng lụa Hội An đang sở hữu bộ sưu tập 100 áo dài lụa thiết kế và các trang phục truyền thống độc đáo của 54 dân tộc Việt Nam.
Ghé thăm làng lụa Hội An, bạn cũng được biết về quy trình tạo ra một tấm lụa như thế nào.
Các công đoạn từ việc trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ đến kéo tơ và dệt lụa sẽ được tái hiện một cách chân thực nhất.
Ngoài ra, khi đến nhà trưng bày các sản phẩm tơ lụa bạn sẽ được học cách phân biệt lụa Hội An thật và giả. Đây hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm vô cùng bổ ích.
Làng nghề truyền thống tiêu biểu – Làm lồng đèn
Đèn lồng lung linh sắc màu vốn là đặc trưng của phố cổ Hội An. Và cho đến nay, làng nghề làm lồng đèn ở Hội An đã hình thành và duy trì trong suốt hơn 400 năm. Đây là một trong số các làng nghề truyền thống ở Hội An lâu đời nhất.
Năm 2011, nghề làm đèn lồng ở Hội An được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trên cả nước.
Ghé thăm các xưởng, bạn sẽ được tận mắt xem quy trình làm ra một chiếc đèn lồng. Các bước làm đèn lồng rất tỉ mỉ và công phu.
Bắt đầu từ việc chế tạo khung, đảm bảo tạo hình quả cầu, đến bước vẽ trang trí lên vải lụa.
Những vật liệu làm lồng đèn trải qua công đoạn lựa chọn khá khắt khe.
Tre phải là loại tre già và còn tươi. Loại tre này được ngâm trong 10 ngày với nước muối rồi phơi phô, vát mỏng.
Vải bọc phải là loại vải tơ tằm, vải xoa và có màu sắc rực rỡ.
Một trong số những người có công làm sống lại chiếc đèn lồng ở Hội An là nghệ nhân Huỳnh Văn Ba.
Ông là người tiên phong phục chế và tạo dáng lại chiếc đèn lồng Hội An. Và hình thành chiếc đèn lồng khung tre bọc vải ngày nay.
Làng nghề truyền thống 600 năm – Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng Hội An là làng nghề có tuổi đời 600 năm tại Quảng Nam. Nơi đây chuyên về làm mộc.
Ngôi làng nghề Hội An này nổi tiếng với nghề đóng thuyền, chế tạo đồ dân dụng từ gỗ, nghề mộc xây dựng, nghề nề đắp vẽ và chạm trổ linh vật.
Khi vừa bước chân vào đây là bạn đã nghe được nhưng âm thanh đặc trưng. Đó là tiếng đục, tiếng gõ lốc cốc quen thuộc.
Với diện tích rộng lớn, bạn nên thuê xe đạp để tham quan được hết ngôi làng.
Những ngôi nhà gỗ ở Hội An hay cả những kiến trúc lớn như Hoàng Thành cố đô Huế đều mang dấu ấn của các thợ mộc ở làng mộc Kim Bồng.
Làng nghề lâu đời Hội An – Làng rau Trà Quế
Làng rau Trà Quế Hội An được bao bọc bởi sông Đế Võng và đầm Trà Quế. Đây là nơi đang duy trì phương pháp trồng rau hữu cơ có từ xa xưa.
Người dân Trà Quế chỉ trồng những loại rau gia vị như hành, húng, ngò và tía tô. Để rau luôn xanh tốt, nông dân sử dụng rong vớt từ đầm lên để bón cho rau.
Đến với làng rau Trà Quế Hội An, bạn sẽ được trải nghiệm một ngày làm nông dân trồng rau chính hiệu.
Bắt đầu từ các hoạt động như xới đất, gieo hạt, tưới cây. Và sau cùng bạn sẽ được thu hoạch rau sạch tại vườn.
Đây là trải nghiệm mà bạn khó có được trong cuộc sống bận rộn nơi phố thị.
Ngoài ra, tại làng rau Trà Quế Hội An còn có các lớp học nấu ăn rất thú vị.
Tại đây những nông dân địa phương sẽ hướng dẫn bạn làm bánh xèo, mì Quảng. Đó đều là những món ăn đặc sản địa phương.
Làng nghề truyền thống nổi tiếng – Làng chiếu Bàn Thạch
Làng chiếu Bàn Thạch cũng là một trong số các làng nghề truyền thống lâu đời. Nghề làm chiếu tại đây đã tồn tại hơn 500 năm.
Đây cũng là một trong 3 làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng nhất xứ Quảng.
Khi đến làng nghề làm chiếu Bàn Thạch bạn sẽ được trải nghiệm chợ phiên sôi động. Chợ họp vào khoảng 4 – 5 giờ sáng.
Vì vậy bạn cần lên kế hoạch đi sớm nếu muốn tham gia hoạt động này.
Ngoài ra, đây là cơ hội để bạn khám phá cách làm ra những chiếc chiếu cói cực độc đáo.
Điểm khác lạ của chiếu làng Bàn Thạch là các họa tiết được tạo ra từ sợi đay, sợi cói tự nhiên. Họ hoàn toàn không sử dụng khuôn họa tiết như những nơi khác.
Làng nghề Hội An 400 năm – Làng đúc đồng Phước Kiều
Làng đúc đồng Phước Kiều nổi tiếng với các sản phẩm văn hóa truyền thống đã tồn tại hơn 400 năm.
Các sản phẩm nổi tiếng đó bao gồm cồng chiêng, nhạc cụ, đồ thờ cúng, đồ phong thủy.
Khi ghé thăm làng đúc đồng Phước Kiều bạn sẽ được chiêm ngưỡng các món lư đồng. Cung với đố là các món đồ đồng có thiết kế vô cùng cầu kỳ.
Đây cũng là dịp để bạn được gặp gỡ các nghệ nhân tài hoa của làng đúc đồng. Thêm vào đó là cơ hội được tìm hiểu về công đoạn tạo ra một sản phẩm từ đồng đúc.
Các công đoạn đó bắt đầu từ nhồi đất, giáp khuôn, pha chế kim loại…
Mua quà lưu niệm khi đến các làng nghề truyền thống ở Hội An
Ngoài các đặc sản Hội An có thể mua làm quà là các món bánh và đồ khô thơm ngon. Khi đến đây bạn còn có thể tham khảo những món quà lưu niệm độc đáo.
Mua đồ đồng làng nghề Phước Kiều Hội An
Đặc sản của làng đúc đồng Phước Kiều là những bức tượng đồng nhỏ xinh. Đó là món quà lưu niệm cực kỳ đáng yêu để bạn mua về làm quà.
Không khó để tìm mua những món đồ này. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp bởi chúng được bày bán dọc khắp những con phố ở Hội An.
Với mức giá khoảng 130.000 – 150.000 VNĐ là bạn đã sở hữu ngay được một món quà kỷ niệm độc đáo.
Mua đồ điêu khắc làng mộc Kim Bồng Hội An
Với ai yêu thích đồ gỗ chắc chắn không thể bỏ qua những món đồ chạm khắc của làng mộc Kim Bồng.
Các món quà tuy mộc mạc nhưng độc đáo và mang đậm dấu ấn của Hội An xưa cũ.
Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được mua làm quà phổ biến tại đây bao gồm câu đối gỗ, phù điêu, tượng trang trí.
Bạn chỉ cần khoảng 120.000 – 300.000 VNĐ là đã có ngay một món quà cực ý nghĩa.
Mua đồ lụa tại Làng Lụa Hội An
Có lẽ đến với làng lụa Hội An, bạn sẽ dễ tìm được những món quà cho người thân hơn cả. Và nó cũng là những món đồ thiết thực có thể sử dụng hằng ngày.
Tuy nhiên khăn lụa là món đồ phổ biến và được nhiều người lựa chọn mua về làm quà. Khăn lụa Hội An nổi tiếng về độ bền đẹp, nhẹ và thoáng.
Giá cho một chiếc khăn lụa ở Hội An là khoảng 150.000 VNĐ. Với đa dạng màu sắc và thiết kế, đồ lụa Hội An là món quà tinh tế để bạn tặng cho bạn bè, gia đình của mình.
Mua lồng đèn về làm kỉ niệm
Đền lồng là biểu tượng của Phố Hội. Đèn lồng truyền thống là món quà lưu niệm được biết đến nhiều nhất khi đến thăm các làng nghề truyền thống ở Hội An.
Du khách có thể bắt gặp những chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc dọc theo mỗi con phố.
Nhưng để mua được chiếc đèn lồng chính hiệu bạn có thể đến các cơ sở sản xuất Xưởng đèn lồng:
- Cơ Sở Sản Xuất Đèn Lồng Hội An – Hà Linh: Tại đây cho phép du khách tham gia làm lồng đèn cùng với những người thợ.
Bạn cũng có thể mang về sản phẩm do chính tay mình làm ra như một món quà kỷ niệm. Địa chỉ tại số 72 Trần Nhân Tông, thành phố Hội An. - Cơ Sở Sản Xuất Đèn Lồng Hội An – Huỳnh Văn Ba tại địa chỉ số 54 đường Nguyễn Thị Minh Khai – thành phố Hội An.
Giá cho một lồng đèn loại nhỏ là từ 10.000 đồng. Loại đèn thiết kế với kích thước lớn hơn sẽ có giá từ 140.000 đồng.
Đặt tour du lịch và tham quan các làng nghề truyền thống ở Hội An
Thành phố Hội An nhỏ xinh bên dòng sông Hoài nhưng đi đến đâu cũng là di sản.
Chính vì vậy, để có thể khám phá hết những điều đặc biệt ở Hội An bạn cần phải tìm hiểu rất kỹ.
Để tránh bỏ sót và có nhiều thông tin về các dịch vụ du lịch bạn có thể liên hệ với Tour Hội An.
Đặt tour Hội An 1 ngày giá rẻ để tham quan các làng nghề truyền thống Hội An cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Tour Hội An mong rằng, bạn đã tìm được những thông tin hữu ích trong bài viết này.
Đừng quên theo dõi tourhoian.vn để cập nhật những địa điểm du lịch Hội An mới nhất bạn nhé.
Xem thêm:
Bảng giá vé công viên ấn tượng Hội An và hướng dẫn tham quan