Lễ tế Cá Ông – Nghi thức lễ đặc sắc của ngư dân Hội An

Hội An thường diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc và thu hút đông đảo khách du lịch đến từ nhiều nơi. Một trong những lễ hội đặc biệt và hết sức ý nghĩa đối với người dân nơi đây mà nếu có cơ hội bạn không nên bỏ qua mang tên Lễ tế Cá Ông

Đôi nét về Lễ hội Cá Ông Hội An

Đến với Hội An vào dịp này, bạn sẽ đắm mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp, linh thiêng và chiêm ngưỡng những nét đặc sắc về văn hóa và con người nơi đây. Để hiểu rõ hơn tại sao Lễ tế Cá Ông lại quan trọng với người dân Hội An như vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội này dưới đây. 

Nguồn gốc hình thành Lễ tế Cá Ông

Lễ tế Cá Ông là một trong những nghi lễ hết sức quan trọng của người dân Hội An. Có thể bạn chưa biết, Cá Ông thực chất là cá voi, là loài cá linh thiêng được người dân làng chài các nơi bảo vệ và thờ cúng. Bắt nguồn từ cộng đồng dân cư vùng duyên hải, tại Hội An, lễ hội này được tổ chức hằng năm một cách trang trọng và đặc biệt.

Trong tâm thức người dân làng chài, Cá Ông là thần Nam Hải. Truyền thuyết kể rằng, mỗi khi ra khơi, người dân luôn có thể vượt qua nguy hiểm là nhờ vào sự giúp đỡ âm thầm của thần Nam Hải. Là hiện thân của cá voi, giúp người dân ra khơi được bình an, mang về những mẻ hải sản lớn. Nhiều truyền thuyết khác còn cho rằng, Cá Ông là hiện thân của Phật Quan Thế Âm làm sóng yên biển lặng giúp ngư dân có một chuyến ra khơi thuận lợi và may mắn. 

Nguồn gốc hình thành Lễ tế Cá Ông
Nguồn gốc hình thành Lễ tế Cá Ông

Từ xưa, mỗi khi phát hiện cá voi mất và bị trôi dạt trên bờ, người dân nơi đây sẽ làm đám tang cho chúng như chính cha mẹ của mình. Xác của cá sẽ tắm bằng rượu, phủ bằng lớp vải đỏ và được an táng tại đụn các gần biển. Đây xem như một sự biết ơn của người dân dành cho vị thần hộ mệnh vĩ đại này. Từ đây, Lễ tế Cá Ông được ra đời và được tổ chức hàng năm tại làng chài ven biển. 

Ý nghĩa của Lễ hội rước Cá Ông

Đây là một trong những lễ hội truyền thống ở Hội An, mang ý nghĩa đặc biệt đối với ngư dân làng chài. Lễ tế Cá Ông được tổ chức nhằm thể hiện tôn kính và ghi nhớ ân đức của ngư dân với vị thần bảo hộ đã luôn chở che và giúp đỡ dân làng khi ra khơi. Đồng thời, lễ này còn cầu mong một tương lai gặp nhiều may mắn và bình an cho người dân làng chài. 

Ý nghĩa của Lễ hội rước Cá Ông
Ý nghĩa của Lễ hội rước Cá Ông

Có thể nói Lễ tế Cá Ông là một trong những lễ tế lớn và quan trọng nhất gắn liền với đời sống văn hóa và tâm linh được người dân Hội An cực kỳ chú trọng.  

Thời gian và địa điểm diễn ra nghi thức Lễ tế Cá Ông

Bạn đang có ý định tham gia nhưng không biết lễ hội rước Cá Ông ở đâu và vào thời gian nào? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết như sau: 

  • Thời gian tổ chức: Được diễn ra vào giữa tháng 3 âm lịch hằng năm. 
  • Địa điểm thực hiện Lễ tế Cá Ông: tại các vùng ven biển, đặc biệt là duyên hải Nam Trung Bộ, lấy đánh bắt làm nghề chính của làng. Ở Hội An, lễ này được thực hiện tại làng chài Hội An, tỉnh Quảng Nam. 
Thời gian và địa điểm diễn ra nghi thức
Thời gian và địa điểm diễn ra nghi thức

>>> Xem thêm tour bán đảo Sơn Trà Ngũ Hành Sơn Hội An nếu bạn có kế hoạch du lịch Hội An nhé!!!

Nghi thức tín ngưỡng của Lễ tế thần Cá Ông

Là một nghi lễ quan trọng của người dân làng chài, Lễ tế Cá Ông được diễn ra trong 3 ngày. Trước ngày diễn ra lễ tế, người dân đều háo hức trong công tác chuẩn bị đồ dân lễ và trang trí bàn thờ. Các tàu thuyền sẽ chen đèn kết hoa, các gia đình đều đặt bàn hương án và sửa soạn đồ tế lễ( không dùng hải sản), đặc biệt bàn thờ Cá Ông sẽ được trang hoàng rực rỡ và uy nghi.

Lễ cầu an

Trước khi bắt đầu Lễ tế Cá Ông vào ngày thứ nhất, người dân sẽ thực hiện một số điệu múa truyền thống để thể hiện sự đề cao và tôn thờ đối với lễ tế này. Bước vào phần lễ chính, người dân sẽ bày mâm cúng lên bàn thờ. Trong đêm đầu tiên, những người cử hành đại lễ là các vị cao niên, có tiếng nói, uy tín trong làng, và đặc biệt là không mắc tang chế, sẽ thực hiện nghi lễ cầu an. 

Lễ cầu an
Lễ cầu an

Họ dâng đồ lễ và đọc văn tế để tỏ sự biết ơn và cầu mong một mùa đánh bắt mới thuận buồm xuôi gió, sóng yên biển lặng, gặp nhiều may mắn, mùa màn bội thu và đặc biệt là bình an trở về. Trong quá trình tế lễ diễn ra, người dân luôn giữ sự im lặng để thể hiện lòng thành kính của họ đối với thần linh nơi đây. 

Lễ rước trên biển

Diễn ra vào rạng sáng hôm sau, dân làng bắt đầu đánh trống biểu thị bắt đầu nghi thức rước Cá Ông trên biển. Tiếp theo đó, các tàu thuyền sẽ ra khơi đến các vị trí đã được định sẵn để bước vào nghi thức xin keo. 

Lễ rước trên biển
Lễ rước trên biển

Nghi thức của Lễ tế Cá Ông này được thực hiện bởi người đại diện và thể hiện sự trung thành của người dân nơi đây. Đây là một nghi thức linh thiêng và quan trọng với ý nghĩa xin hỏi ý kiến thần linh về một kế hoạch và dự định sắp tới có thực hiện được suôn sẻ hay không. Sau khi hoàn tất nghi thức này, theo lệnh của vị chủ tế, các tàu thuyền bắt đầu quay lại bờ.

Lễ chánh tế

Lễ chánh tế là phần lễ cuối cùng trong Lễ tế Cá Ông, chính thức được thực hiện vào nửa đêm hôm sau, sau lễ rước trên biển 1 ngày. Lễ này bao gồm các hoạt động và nghi thức quan trọng bắt đầu từ lễ khai mỏ, học trò dân hương và cuối cùng đến phần hội. 

Tùy từng địa phương sẽ tổ chức các phần hội khác nhau, nhưng thông thường vẫn sẽ là các chương trình văn hóa giao lưu giữa các ngôi làng chài xung quanh. Chúng ta có thể kể đến như hát bội, hát hò khoan. Đặc biệt không thể nào không kể đến là loại hình chèo bá trạo với mục đích mô tả lại cảnh sinh hoạt hằng ngày của cư dân chài. 

Lễ chánh tế
Lễ chánh tế

Trong Lễ tế Cá Ông, người dân sẽ mặt các trang phục độc đáo và tham gia vừa hò vừa lĩnh xướng kết hợp với mô tả lại quá trình chèo thuyền, những câu hát thay cho lời tri ân của người dân đến với các ông- vị thần luôn đồng hành mang đến bình an và may mắn cho người dân làng chài. 

Các lễ hội nổi tiếng tại Hội An

Điểm thu hút của Hội An không chỉ bởi những nét kiến trúc cổ xưa, vẻ đẹp nhuộm màu nơi phố cổ mà khách du lịch còn có thể hòa mình vào không khí náo nhiệt ở các lễ hội được diễn ra nơi đây. Ngoài Lễ tế Cá Ông được giới thiệu phía trên, bạn cũng có thể tham gia một vài lễ hội nổi tiếng và ý nghĩa trong tour Ngũ Hành Sơn Hội An dưới đây. 

  • Lễ hội vía Bà Thiên Hậu: diễn ra vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Hội Quán Phúc Kiến và Ngũ Bang, Hội An. Với ý nghĩa tưởng nhớ và biết ơn bà Thiên Hậu đã phù hộ một năm làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa.
  • Lễ hội Bà Thu Bồn: diễn ra tại Dinh Bà, Duy Xuyên vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Với các hoạt động truyền thống đặc sắc như kéo co, hát đối đáp, thi làm bánh…với ý nghĩa tưởng nhớ bà Thu Bồn đã mang đến cho người dân nghề nông, nghề đánh bắt và đồng thời cũng cầu mong những điều suôn sẻ trong năm này. 
Các lễ hội nổi tiếng tại Hội An
Các lễ hội nổi tiếng tại Hội An
  • Giỗ tổ nghề Yến: diễn ra vào mùng 9 và 10 tháng 3 âm lịch (trước Lễ tế Cá Ông ) tại xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm nhằm gửi đến lời tri ân và tưởng niệm đến các vị tiền bối đã có công trạng đối với nghề Yến Sào, cầu mong được trời phật phù hộ và giúp người làm nghề nâng cao niềm tự hào cùng với ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đảo này. 

>>> Bạn đang có ý định du lịch tại đây, có thể tham khảo Đà Nẵng Hội An Cù Lao Chàm để bỏ túi thêm những mẹo giúp chuyến du lịch của bạn thú vị hơn. 

  • Lễ Cầu Bông: diễn ra hằng năm vào mùng 7 tết Nguyên Đán tại làng rau Trà Quế, Cẩm Hòa. Lễ hội này nhằm thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với các vị đi trước đã có công khai phá ra làng rau Trà Quế, tạo nên một nét đặc sắc cho nơi đây. Trong dịp này, du khách sẽ được tham gia và hóa thân thành một bác nông dân thực thụ để tham gia trồng rau và thu hoạch cùng người dân bản địa. 
  • Lễ rước Long Chu: diễn ra 2 ngày vào rằm các tháng Giêng và 7 hằng năm tại các làng biển thuộc thị xã Hội An. Đây còn được gọi là lễ hội thuyền rồng với ý nghĩa rước các vị vua chúa và thần tướng tới để xua đuổi tà ma, mang đến cho người dân cuộc sống ấm no, an lành và hạnh phúc. 

Lễ tế Cá Ông Hội An thể hiện được những nét đẹp trong văn hóa cùng với tín ngưỡng của người dân phố cổ nơi đây. Nếu có dịp ghé đến Hội An vào khoảng thời gian vào khoảng giữa tháng 3 âm lịch, hãy cùng tour du lịch Đà Nẵng – Hội An tham gia chung với người dân làng chài để cảm nhận rõ nét hơn những nét đẹp và đặc sắc rất riêng của lễ hội nơi đây nhé. 

 

Rate this post
Bài viết liên quan