Tìm hiểu nghi thức tín ngưỡng Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Hội An

Lễ hội vía bà Thiên Hậu là một lễ hội văn hóa tâm linh quan trọng của người Hoa ở Việt Nam. Lễ hội này không chỉ là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Bà Thiên Hậu, mà còn là dịp để người dân giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết của hai dân tộc Hoa – Việt.

Truyền thuyết Bà Thiên Hậu xa xưa

Bà Thiên Hậu vốn có tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Bà được mẹ mang thai tới 14 tháng, điều này được xem là một chuyện vô cùng lạ lùng trên đảo. Lúc còn nhỏ, Lâm Mặc Nương liền bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình là có thể nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng.

Truyền thuyết Bà Thiên Hậu xa xưa
Truyền thuyết Bà Thiên Hậu xa xưa

Nhờ thế, Bà Thiên Hậu được tôn thờ như một vị thánh, là người cứu nhân độ thế cho ngư dân. Mỗi khi gặp hiểm nguy hay thiên tai trên biển, các ngư dân người Hoa thường được Bà cứu vớt. Ngoài ra, Bà Thiên Hậu còn hiển linh, phù hộ cho những ngư dân này định cư và ổn định cuộc sống cho đến tận ngày nay.

Nguồn gốc lịch sử Lễ vía Bà Thiên Hậu

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu bắt nguồn từ tín ngưỡng của những thương buôn người Hoa. Đây là dịp để những Hoa tại Việt Nam bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sự phù hộ, che chở của Bà Thiên Hậu. Ngoài ra, lễ hội còn giúp dân địa phương và khách du lịch Hội An hiểu thêm về những nét văn hóa tín ngưỡng của người Hoa. 

Nguồn gốc lịch sử Lễ vía Bà Thiên Hậu
Nguồn gốc lịch sử Lễ vía Bà Thiên Hậu

>>> Xem thêm: Khám phá cùng Tour Bán đảo Sơn Trà Ngũ Hành Sơn Hội An giá rẻ.

Ý nghĩa Lễ vía Bà Thiên Hậu

Đây là dịp để người dân gửi lời cầu nguyện đến với Thiên Hậu Thánh Mẫu, mong rằng bà sẽ tiếp tục đồng hành và bảo vệ cho mọi người trong thời gian tới. Niềm tin vào Thiên Hậu Thánh Mẫu là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh và văn hoá của người dân Hoa. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh và cầu nguyện đến với vị thần nữ quyền uy, mà còn là dịp để kết nối mọi người lại gần nhau. Đồng thời lễ hội vía bà Thiên Hậu cũng giúp tăng tình đoàn kết, gắn bó của người Hoa với người Việt.

Thời điểm diễn ra Lễ hội vía bà Thiên Hậu

Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu được diễn ra vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Địa điểm tổ chức thường là:

  • Hội quán Phúc Kiến: Số 46 đường Trần Phú, TP Hội An, Quảng Nam.
  • Hội quán Dương Thương: Số 64 đường Trần Phú, TP Hội An, Quảng Nam.
Thời điểm diễn ra Lễ hội vía bà Thiên Hậu
Thời điểm diễn ra Lễ hội vía bà Thiên Hậu

Các nghi thức trong Lễ vía Bà Thiên Hậu Hội An

Tương tự như những lễ hội truyền thống khác ở Quảng Nam, lễ vía bà Thiên Hậu Hội An cũng gồm 3 nghi thức. Để hiểu rõ hơn về đặc trưng của từng nghi thức thì Tour du lịch Đà Nẵng – Hội An sẽ bật mí ngay sau đây: 

Lễ mộc dục trước ngày lễ chính

Lễ mộc dục được thực hiện vào ngày 22/3 âm lịch, trước ngày chính của lễ vía bà Thiên Hậu. Lúc này ban trị sự của các Hội quán sẽ là những người vận động, chỉ đạo người trong bang cùng thực hiện vệ sinh bàn thờ và trang trí Hội quán. Một số thành viên khác sẽ được lựa chọn để thay áo choàng, đeo trang sức cho tượng Thánh Mẫu.

Lễ mộc dục trước ngày lễ chính
Lễ mộc dục trước ngày lễ chính

>>> Tham khảo thêm: Tour Ngũ Hành Sơn Hội An 1 ngày giá rẻ. 

Phần lễ

Sau khi kết thúc ngày lễ mộc dục, thì hôm sau sẽ đến phần lễ chính. Lễ hội vía bà Thiên Hậu sẽ được tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch. Ban trị sự của các Hội quán sẽ chịu trách nhiệm tổ chức chính của tất cả các khâu. Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức trong khoảng thời gian từ 9h00 – 10h00 trưa. Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng tế và những thành viên ban tổ chức thì khách mời sẽ lần lượt dâng hương khấn vái ở trước điện bà Thiên Hậu.

Phần lễ
Phần lễ

Buổi lễ hội vía bà Thiên Hậu sẽ bắt đầu sau 3 hồi chuông trống và sau 3 lần dâng hương quỳ lạy. Tiếp đó bang trưởng chủ trì sẽ tiến lên kiểm tra lại lễ vật một lần nữa rồi mới đọc văn tế. Lần lượt sẽ đến khách mời cùng con cháu trong bang sẽ tiến lên vái lạy, xin lộc. Để kết thúc lễ, một con dao sẽ được cắm lên heo quay kèm theo ít muối sống.

Phần hội

Phần cuối cùng để kết thúc lễ hội vía Bà Thiên Hậu đó là phần hội. Lúc này tất cả mọi người sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng văn hóa ẩm thực như bún xào Phước Kiến, heo quay, vịt tiềm bát bửu… Đây vừa là tiệc chiêu đãi các tân khách cũng vừa là dịp để đồng hương sum họp. Trong bữa tiệc ở phần hội sẽ có thêm các trò chơi dân gian ở Hội An hay múa lân… để thể hiện nét văn hóa đặc trưng và tăng thêm bầu không khí vui vẻ.

Phần hội
Phần hội

Các lễ hội đặc sắc của người dân Hội An – Quảng Nam

Ngoài lễ hội vía bà Thiên Hậu thì còn có rất nhiều lễ hội truyền thống khác, mỗi lễ hội đều mang một ý nghĩa sâu sắc khác, chẳng hạn như: 

  • Lễ tế Cá Ông: Bằng niềm tin vào các sinh vật lớn, lễ hội diễn ra để bày tỏ sự tôn kính, kỳ vọng vào những chuyến vượt khơi an toàn, thuận lợi. Lễ tế Cá Ông được tổ chức vào giữa tháng 3 âm lịch ở làng chài Hội An.
Lễ tế Cá Ông
Lễ tế Cá Ông
  • Lễ hội Bà Thu Bồn: Đây là dịp để mọi người tưởng nhớ và biết ơn công lao che chở của Bà. Lễ được tổ chức từ ngày 10-12 tháng 2 âm lịch tại sông Thu Bồn.
Lễ hội Bà Thu Bồn
Lễ hội Bà Thu Bồn
  • Giỗ Tổ nghề Yến: Nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công tạo ra nghề Yến. Lễ được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch, tại xã đảo Tân Hiệp, Hội An.
Giỗ Tổ nghề Yến
Giỗ Tổ nghề Yến
  • Lễ Cầu Bông: Để bày tỏ lòng nhớ ơn những bậc tiền nhân đã khai phá nên làng rau Trà Quế. Thời gian tổ chức lễ hội là ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, tại làng rau Trà Quế.
Lễ Cầu Bông
Lễ Cầu Bông

Lễ hội vía bà Thiên Hậu là một trải nghiệm cực kỳ thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với Hội An. Còn chần chờ gì nữa mà không book ngay một tour Đà Nẵng Hội An Cù Lao Chàm để khám phá!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan