Lễ Hội Bà Thu Bồn khám phá nét đẹp văn hóa quyến rũ

Lễ hội Bà Thu Bồn hằng năm không chỉ có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương, mà còn là điểm sáng du lịch rất hấp dẫn. Có lẽ đây cũng là lý do tại sao, cứ tới dịp tháng 2 âm lịch là rất đông du khách kéo về Hội An, Quảng Nam. Trong khuôn khổ lễ hội, du khách sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thú vị tại đây. 

Tìm hiểu truyền thuyết Bà Thu Bồn

Theo dân gian truyền lại, Bà Thu Bồn có khi là một cô công chúa xinh đẹp của vua Mây, lúc là nữ tướng dưới triều Lê, có khi là nữ anh hùng người Chăm đầy khí phách… Tuy nhiên, dù là phiên bản nào thì cũng có một điểm chung, chính là việc bà đã hi sinh trong chiến trận. Xác của bà trôi dạt tới sông Thu Bồn và được người dân chôn cất. Khi được dân làng thờ cúng, bà đã hiển linh, giúp đỡ bá tánh thoát khỏi thiên tai, nghèo đói và dịch bệnh. 

Còn một truyền thuyết khác cũng không kém phần nổi tiếng kể rằng ở làng Thu Bồn, có một nhà phú hộ hạ sinh người con gái xinh đẹp. Khi chào đời, nàng không hề khóc mà nở một nụ cười thật tươi. Lúc mới lên 5 tuổi, nàng đã biết dùng y thuật để chữa bệnh cho dân làng, tới năm 50 tuổi thì được tôn thành Đức Bà Hằng Cứu Thế.

Truyền thuyết lễ hội Bà Thu Bồn
Truyền thuyết lễ hội Bà Thu Bồn

Có rất nhiều truyền thuyết về Bà Thôn Bồn nhưng đều tựu trung về hình ảnh của một người phụ nữ đa tài và giàu đức hạnh. Phải chăng đó là biểu tượng của khát vọng hòa bình, bình an, là hình ảnh người mẹ của mảnh đất Duy Xuyên, Quảng Nam.

>>> Book ngay tour Ngũ Hành Sơn Hội An khám phá lễ hội Bà Thu Bồn

Nguồn gốc lịch sử lễ hội Bà Thu Bồn

Lễ hội Bà Thu Bồn được liệt vào danh sách những lễ hội nổi tiếng nhất nhì tại Hội An. Tín ngưỡng thờ cúng Bà Thu Bồn đã có từ xa xưa, là cách mà người dân nơi đây bày tỏ sự tri ân, tưởng nhớ đối với bà. Ngoài ra, thông qua đây, dân làng cũng muốn gửi gắm những lời cầu nguyện của mình, hy vọng những điều tốt lành nhất sẽ đến trong cuộc sống. 

Nguồn gốc lịch sử lễ hội Bà Thu Bồn
Nguồn gốc lịch sử lễ hội Bà Thu Bồn

Nghĩa và Đặc Sắc Của Lễ Hội Bà Thu Bồn Quảng Nam

Ý Nghĩa Lễ Hội Bà Thu Bồn

Lễ hội Bà Thu Bồn ở Quảng Nam tính tới nay đã trải qua hơn 300 năm và đã trở thành nét đẹp văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với người dân xứ Quảng. Nó không chỉ thể hiện rõ nét văn hóa vùng miền, mà còn là sự giao thoa giữa tâm linh và hiện đại. Được biết, lễ hội Thu Bồn còn thể hiện sự được gắn bó giữa đồng bào các dân tộc Việt – Chăm và người dân tộc thiểu số sống tại thượng lưu sông. Các hoạt động trong lễ hội đều cầu nguyện về những điều tốt đẹp, hy vọng năm mới mưa thuận gió hòa, nhà nhà được hạnh phúc.

Ý Nghĩa Lễ Hội Bà Thu Bồn
Ý Nghĩa Lễ Hội Bà Thu Bồn

Nét Đặc Sắc Trong Lễ Hội Bà Thu Bồn

Lễ hội Bà Thu Bồn ở Quảng Nam được chia làm 2 phần là Lễ và Hội. Trong đó, ở phần Lễ sẽ được chia là 3 hoạt động, được thực hiện với các nghi lễ trang trọng.

  • Lễ rước sắc: Được tổ chức vào ngày 11/2 âm lịch với 9 đội hình oai nghiêm, bao gồm: cờ đại – lân – nhạc cổ – cờ ngũ sắc – kiệu rước sắc – trống chiêng – lính hộ tống – đội hình bô lão – phụ nữ. 
  • Lễ rước nước: Được diễn ra vào ngày 12/2 âm lịch và là phần sôi động nhất trong khuôn khổ phần Lễ. Hàng trăm người sẽ nhau tiến hành nghi lễ rước nước từ thượng nguồn sông Thu Bồn về tới Dinh Bà. 
  • Lễ đại tế tại Dinh Bà: Người dân địa phương sẽ chuẩn bị những vật tế long trọng như một con trâu được làm sạch, phết huyết đỏ thắm, mâm xôi trắng lớn và các loại bánh trái… để dâng lên Bà Thu Bồn. 
Nét Đặc Sắc Trong Lễ Hội Bà Thu Bồn
Nét Đặc Sắc Trong Lễ Hội Bà Thu Bồn

>>> Đừng bỏ lỡ! Tour Đà Nẵng Hội An Cù Lao Chàm Bà Nà đầy hấp dẫn 

Các hoạt động tại phần Hội

Một phần khác cũng không kém phần hấp dẫn trong lễ hội Bà Thu Bồn chính là các hoạt động trong phần Hội. Tại đây, người dân địa phương và các du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào bầu không khí hết sức sôi động và tham gia các hoạt động vui chơi thú vị như: 

  • Các hoạt động văn hóa gồm Hát tuồng, Hô hát bài chòi, Hát hò khoan đối đáp và hội thả hoa đăng trên sông Thu Bồn.
  • Các cuộc thi thể thao sôi động như Kéo co, Đá bóng, Bóng chuyền… Trong đó 2 hoạt động là đua thuyền trên sông Thu Bồn và đốt lửa thiêng trên bãi bồi là được nhiều người mong đợi nhất. 
  • Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thể được thưởng thức các món đặc sản của Hội An, Quảng Nam như gỏi cá mòi, mì Quảng, bánh tráng đập… tại khu vực ẩm thực. 
Hoạt động đua thuyền trên sông Thu Bồn
Hoạt động đua thuyền trên sông Thu Bồn

Những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Hội An

Ngoài lễ hội Bà Thu Bồn, Hội An còn rất nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng khác. Các bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây và canh thời gian ghé Hội An dự lễ hội nhé: 

  • Lễ tế Cá Ông: đã được tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới. Lễ hội này sẽ được tổ chức tại lăng Ông vào ngày Cá Ông mất. Với những người dân làng chài và sống bằng nghề đánh bắt thì lễ tế Cá Ông là một trong những sự kiện quan trọng nhất. Do đó, nó luôn được đầu tư chỉn chu và tổ chức rất long trọng.  
  • Lễ vía Bà Thiên Hậu: được tổ chức hằng năm bởi công đồng Hoa thương tại phố cổ. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh Bà Thiên Hậu cũng như tăng cường tình đoàn kết và gắn bó giữa 2 dân tộc Việt – Hoa. 
Lễ vía Bà Thiên Hậu
Lễ vía Bà Thiên Hậu
  • Giỗ Tổ nghề Yến: là lễ hội thường niên mang đậm văn hóa đời sống tâm linh của người dân Cù Lao. Cứ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, người dân địa phương sẽ tiến hành làm giỗ để tưởng nhớ và cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến. 
  • Lễ Cầu Bông: mùng 7 tháng Giêng mỗi năm, người dân Trà Quế Quảng Nam đều sẽ tổ chức lễ Cầu Bông. Nó như một nghi thức cầu mong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm tại làng rau Trà Quế.

>>> Xem thêm: Lễ hội múa rối nước trải nghiệm văn hóa độc đáo truyền thống

Nếu bạn muốn trải nghiệm văn hóa dân gian đặc sắc người dân Hội An, Quảng Nam thì cách tốt nhất là thanh gia lễ hội Bà Thu Bồn. Đây là dịp để bạn vừa khám phá văn hóa, vừa đích thân trải nghiệm hàng loạt các hoạt động thú vị. Do đó, hãy sắp xếp thời gian để tham gia lễ hội độc đáo và hấp dẫn này nhé.

Rate this post
Bài viết liên quan