Chùa Pháp Bảo Hội An mang nét đẹp cổ kính, sở hữu lối kiến trúc độc đáo và mang giá trị lịch sử lâu đời. Chính vì thế, trong hành trình khám phá phố Hội, các bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa có quy mô lớn bậc nhất tại miền di sản này nhé!
Tổng quan về chùa Pháp Bảo Hội An
Chùa Pháp Bảo Hội An có khuôn viên rộng, cảnh trí được bài trí một cách hài hòa, không gian linh thiêng và tĩnh lặng. Hứa hẹn rằng, đây sẽ là điểm du lịch mang đến cho bạn sự bình yên khó tìm nhất.
Địa chỉ đến Chùa Pháp Bảo Hội An
Chùa Pháp Bảo Hội An nằm ở số 07, đường Hai Bà Trưng, Hội An. Khoảng cách từ chùa đến trung tâm phố cổ là 750m. Với khoảng cách này, bạn có thể dễ dàng ghé thăm chùa trong chuyến tham quan Hội An của mình.
Cách di chuyển đến chùa cũng khá đơn giản. Từ trung tâm phố cổ, bạn chỉ cần men theo hướng Bắc, rẽ tại Ty Cao Lâu để vào đường Phan Chu Trinh. Đi khoảng 170m nữa bạn sẽ thấy hình ảnh chùa Pháp Bảo ở bên phải.
Cụ thể chi tiết đường đi đến chùa như sau:
Tìm hiểu lịch sử ngôi Chùa Pháp Bảo
Chùa Pháp Bảo Hội An trước đây được xây dựng làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, neo giữ tâm hồn và đức tin cho mỗi một người dân. Nhiều người tìm đến đây để chiêm bái, lễ chùa, cầu nguyện…
Vào khoảng năm 1980, Hội Phật Giáo Việt Nam đã thuê một ngôi nhà ở vùng ngoại ô phía Tây Nam Sydney có tên là Lakemba để làm chùa. Chùa cũng ra đời trong chính ngôi nhà đó. Chùa được lấy hiệu đầu tiên là Pháp Bảo.
Đến năm 1984, địa điểm của chùa có sự thay đổi. Chùa được người trong Hội Phật Giáo xây dựng trên một thửa đất rộng 5.000 m2 ở Tây Sydney. Tổng diện tích xây dựng chùa vào thời điểm điểm đó là 3000m2. Các hạng mục được chú trọng đầu tư xây dựng là thư viện, Chánh điện hầu tổ, nhà đa dụng, chùa một cột, nhà thờ linh…
Thượng tọa Thích Bảo Lạc khi sang Nhật du học đã được Thượng tọa Thích Như Điển giới thiệu chi tiết về chùa. Sau này, vị thượng tọa đó chính là người đã xây dựng nên chùa Pháp Bảo Hội An. Công trình chùa Pháp Bảo ở Hội An được xây dựng và chính thức tu sửa vào những năm 2000.
Viếng thăm Chùa Pháp Bảo vào thời gian nào thích hợp?
Khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn ghé thăm chùa Pháp Bảo là từ tháng 3 đến tháng 8. Đây là khoảng thời gian mà Hội An có nắng, ít mưa, tiết trời trong lành và khô ráo. Ngoài ra, nếu như bạn muốn tham gia các lễ hội ở Hội An thì có thể sắp xếp ghé chùa vào dịp đầu năm mới hoặc rằm tháng giêng.
Hằng năm, lễ hội Phật Đản sẽ được tổ chức ở chùa Pháp Bảo. Lễ hội luôn thu hút được đông đảo du khách, phật tử tìm đến. Nhờ đó, bạn có thể hòa mình trong dòng người đổ về đây để dâng hương, cầu may mắn, điều tốt lành…
Du khách không nên ghé thăm chùa vào tháng 9 – tháng 12. Bởi vì, đây là khoảng thời gian Hội An chìm trong mưa bão. Việc di chuyển cũng như khám phá các điểm du lịch ngoài trời cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn.
Khám phá nét đẹp thu hút lòng người của Chùa Pháp Bảo Hội An
Chùa Pháp Bảo Hội An đẹp đến nao lòng. Ghé thăm ngôi chùa này, bạn tuyệt đối đừng bỏ lỡ những điều sau:
Chùa Pháp Bảo Hội An thờ ai?
Ngay khi bước vào bên trong khuôn viên của chùa Pháp Bảo bạn sẽ nhìn thấy khu vực Điện Phật. Khu vực này được bài trí vô cùng tôn nghiêm. Ở đó, có thờ Đức Phật Thích Ca thuyết pháp và Bồ tát Di Lặc, Đức Phật A Di Đà.
Ở khu vực ấn thờ 2 bên còn có tượng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Có thể thấy rằng, chùa có thờ rất nhiều vị thần nên chùa sớm đã trở thành nơi chiêm bái của nhiều phật tử, con dân.
Kiến trúc cổ kính, tôn nghiêm, đậm nét văn hóa Việt
Chùa Pháp Bảo Hội An từ trước đến nay vẫn luôn được giới kiến trúc sư đánh giá cao về mặt kiến trúc. Lối kiến trúc ở chùa vô cùng tinh tế, tôn nghiêm và mang đậm nét hoài cổ. Công trình chùa gồm có 2 tầng chính. Thiết kế các tầng mang dáng dấp của những ngôi nhà cổ ở Hội An.
Ghé thăm ngôi chùa này, bạn sẽ có cảm giác vô cùng gần gũi bởi chùa mang khá nhiều nét tương đồng với các ngôi chùa khác ở Việt Nam. Đặc biệt, chùa cũng thờ các tượng Phật, Hộ Pháp và Bồ Tát Quan Thế Âm. Khuôn viên của chùa có trồng nhiều cây xanh. Vì thế, không gian chùa luôn thanh tịnh, thoáng mát tạo cảm giác thư giãn cho mỗi du khách khi ghé thăm.
Không khí bình yên, thanh tịnh tâm hồn
Nếu bạn đang trốn chạy phố thị, không muốn tiếp tục gồng gánh với những âu lo ở ngoài kia thì hãy đến chùa Pháp Bảo Hội An. Chùa có khuôn viên xanh mát mẻ, trong lành. Ghé thăm chùa, du khách không chỉ được nghỉ ngơi dưới những tán cây xanh mát rượi, hòa mình vào thiên nhiên mà còn được nghe tiếng chuông chùa hết sức linh thiêng và bình yên.
Bởi vì đây là chùa nên các du khách ghé thăm đều có ý thức giữ gìn trật tự và nói không với những điều cấm kỵ. Chính vì thế, bạn không cần đau đầu với những tranh luận đời thường và khó chịu với các khung cảnh chợ búa thường gặp.
Lễ cầu an, tham gia khoá tu tại chùa Pháp Bảo Hội An
Nếu bạn có cơ hội ghé thăm chùa vào mùa lễ hội Phật Đản chắc chắn sẽ được hòa mình vào dòng người đến hành hương, chiêm bái. Đối với những người dân địa phương nơi đây thì phần lễ hội này không thể bỏ lỡ trong năm. Đây là lúc họ cầu nguyện và mong chờ những điều tốt lành trong cuộc sống.
Ở thời điểm hiện tại, chùa Pháp Bảo cso mở cửa tiếp đón hàng trăm lượt du khách mỗi ngày đến tham quan, cầu nguyện và tu hành. Nếu bạn muốn thanh lọc tâm hồn và tạo dựng được nếp sống chuẩn chỉnh, thanh tịnh thì hãy đến chùa Pháp Bảo đăng kí tham gia các khóa tu nhé! Các khóa tu diễn ra thường xuyên và dành cho tất cả mọi người. Dù bạn là học sinh, sinh viên hay người cao tuổi đều có thể đăng ký và tham gia.
Giá vé tham quan tại Chùa Pháp Bảo Hội An
Chùa Pháp Bảo Hội An mở cửa đón tiếp tất cả du khách đến tham quan. Bạn sẽ không mất bất cứ khoản phí nào khi ghé thăm chùa. Trong trường hợp bạn đi xe tới thì nhất thiết phải gửi ở các điểm gần chùa nhé! Giá vé gửi xe sẽ có sự thay đổi tùy vào các nơi cung cấp dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, đa phần sẽ là 5 – 10.000 VNĐ/vé.
Lưu ý gì khi ghé thăm Chùa Pháp Bảo Hội An?
Khi ghé chùa, bạn cần phải chú ý một số điều dưới đây:
- Hãy mặc những bộ trang phục kín đáo, lịch sự hợp với thuần phong mỹ tục.
- Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Các bạn không nên trò chuyện quá ồn ào hoặc tranh cãi trong không gian chùa. Nếu trong đoàn du lịch có trẻ nhỏ hãy tinh ý dặn dò trẻ không chạy nhảy hay xô đẩy, chen lấn mọi người.
- Du khách có thể thoải mái check in trong khuôn viên chùa Pháp Bảo. Tuy nhiên, nếu như muốn chụp ảnh và quay phim cận cảnh ở các ban thờ phụng thì bạn nên đọc kỹ các quy định để không phạm quy tắc nhé!
- Tuyệt đối không được tự ý chụp các hiện vật và động tay vào chúng để tránh gây hư hại cho các đồ vật có giá trị lịch sử trong chùa.
- Không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan của ngôi chùa
- Nếu có thể hãy cố gắng chuẩn bị mâm lễ vật chay để dâng lên chùa. Khi thắp hương không nên thắp quá nhiều.
Ngoài Pháp Bảo, Hội An còn có những ngôi chùa linh thiêng nào?
Trong Tour Đà Nẵng Hội An Cù Lao Chàm Bà Nà, bạn có thể kết hợp ghé thăm các ngôi chùa linh thiêng khác như:
Chùa Ông Hội An – Miếu Quan Công
- Địa chỉ: 24 Trần Phú, phố cổ Hội An, Quảng Nam
Chùa Ông Hội An chỉ cách chùa Pháp Bảo 600m. Chính vì thế, trong tour khám phá các ngôi chùa linh thiêng bạn có thể dễ dàng ghé thăm.
Chùa Ông gồm có 4 tòa nhà: 1 tiền đình, 2 tả hữu vu và 1 chính điện rộng. 4 tòa này được cất xây theo kiểu chữ khẩu, mái ống có men màu. Ở chính điện của chùa có pho tượng Quan Vũ tướng quân và 2 pho tượng Châu Thương. Ở thời điểm hiện tại, chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý giá như bia đá, bài thơ ngụ ngôn cổ phong của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm.
Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An nằm trên đường Nguyễn Minh Khai. Khoảng cách từ chùa đến chùa Pháp Bảo là 240m. Có thể thấy rằng, 2 chùa này nằm rất gần nhau. Du khách có thể kết hợp cùng lúc tham quan 2 ngôi chùa này trong chuyến du lịch tâm linh của mình nhé! Chùa Cầu cũng được xem là biểu tượng du lịch của phố Hội.
Kiến trúc của chùa uy nghi, trầm mặc. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Nhật Bản, Lai Viễn Kiều vì được xây dựng bởi các thương nhân xứ sở hoa anh đào.
Chùa Phước Lâm
- Địa chỉ: Thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà, Hội An
Chùa Phước Lâm được chính thức xây dựng vào giữa thế kỷ 17. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng thờ, kinh sách và di vật có giá trị lịch sử, văn hóa bậc nhất nước ta. Chùa đã góp phần minh chứng cho vai trò của Hội An trong quá trình du nhập và phát triển Phật Giáo ở Việt Nam.
Vào năm 1991, chùa Phước Lâm Hội An đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa là niềm tự hào của rất nhiều con dân phố Hội.
Chùa Bà Mụ
- Địa chỉ: Số 675 đường Hai Bà Trưng, Hội An
Nếu bạn là một tín đồ du lịch và thích xê dịch thì chắc chắn không còn lạ lẫm với tên gọi chùa Bà Mụ Hội An. Hình ảnh chùa Bà Mụ đã sớm quen thuộc với các du khách trong và ngoài nước. Rất nhiều người ghé thăm chùa và chia sẻ hình ảnh về ngôi chùa trên các nền tảng mạng xã hội.
Chùa Bà Mụ HỘi An nổi tiếng với chiếc cổng tam quan mang đậm nét đẹp Á Đông. KHi được ngắm nhìn nó, nhiều du khách đã phải trầm trồ và dành nhiều thời gian để check in cùng cổng chùa.
Phía trước chùa Bà Mụ còn có hồ nước trong veo và nhiều loại sen nở rộ. Điều này đã góp phần tạo nên một khung cảnh hết sức nên thơ, hữu tình ở chùa.
Chùa Vạn Đức
- Địa chỉ: Đồng Nà, phường Cẩm Hà, Hội An
Ngôi chùa này cách trung tâm Hội An khoảng 5km. Chùa Vạn Đức đã có tuổi đời lớn nhất trong những ngôi chùa cổ ở phố Hội. Ở chùa lưu trữ rất nhiều tượng thờ, kinh sách và các hiện vật gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Phật Giáo Hội An.
Chùa Pháp Bảo Hội An chắc chắn là gợi ý lý tưởng dành cho các bạn, gia đình trong những chuyến du lịch ngắn ngày ở Hội An. Ghé thăm chùa, bạn không chỉ chiêm ngưỡng được những giá trị lịch sử lâu đời, kiến trúc độc đáo, không gian cổ kính thiêng liêng mà còn tận hưởng được những phút giây thư thái, nhẹ lòng đến lạ kỳ. Hãy sắp xếp và ghé thăm chùa để cảm nhận những điều tuyệt vời này và nguyện cầu những điều may mắn, bình an bạn nhé!
Xem thêm:
- Tour đi Ngũ Hành Sơn và Hội An
- Bật mí kinh nghiệm du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn từ A – Z
- Chi tiết Tour Sơn Trà Ngũ Hành Sơn Hội an 1 ngày giá rẻ
- Bảng giá Tour Đà Nẵng Hội An Cù Lao Chàm trọn gói
- Tour rừng dừa Bảy Mẫu Hội An – Khám phá thuyền thúng độc đáo