Chùa Ông Hội An (Miếu Quan Công)

Chùa Ông Hội An có điểm gì độc đáo? Tại sao chùa Ông trở thành điểm đến nổi tiếng của phố cổ Hội An? Chùa Ông Hội An ở đâu? Có gần phố cổ Hội An, có gần chùa cầu không?

Chùa Ông Hội An (Miếu Quan Công)
Chùa Ông Hội An (Miếu Quan Công)

Chùa Ông là ngôi miếu nhỏ của người Hoa, có từ thế kỷ 17 nằm kế bên chợ Hội An. Chùa Ông Hội An mang ý nghĩa tâm linh lớn lao đối với người dân và phố Hội. Nó hội tụ những nét đẹp tinh thần và truyền thống của vùng đất văn hóa di sản xứ Hội. Vì vậy nó thu hút rất nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài yêu thích lịch sử. Cùng tour Hội An khám phá vẻ đẹp nơi đây nào.

Ý nghĩa ông Quan Công chùa Ông

  • Địa chỉ: 24 Trần Phú, trung tâm phố cổ Hội An, tại Quảng Nam
  • Giờ mở cửa: Từ 6:00 – 17:00 hàng ngày
Chùa Ông còn được gọi là Quan Công Miếu hay Miếu Quan Công
Chùa Ông còn được gọi là Quan Công Miếu hay Miếu Quan Công ở 24 Trần Phú, Hội An

Chùa Ông còn được gọi là Quan Công Miếu hay Miếu Quan Công. Nó được xây dựng từ năm 1653 bởi người Hoa ở phố cổ Hội An. Họ xây dựng nhằm mục đích thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Công).

Chùa đã trải qua 6 lần trùng tu qua hàng trăm năm và lần gần đây nhất là năm 1966. Nó nổi bật ngay giữa trung tâm phố cổ với lối kiến trúc được xem là tiêu biểu nhất trong các công trình chùa, miếu tại miền đất di sản văn hóa mang tên phố cổ Hội An.

Thiết kế ấn tượng của chùa Ông Hội An
Thiết kế ấn tượng của chùa Ông Hội An

Nó đã được xây dựng từ thời kỳ thương cảng Hội An buôn bán phát đạt nhất. Nên từ thuở rất xa xưa, chùa Ông cũng đã được rất nhiều các thương nhân thường xuyên lui tới. Đến nay, ngôi nó cũng thường là một điểm đến trong chuyến du lịch Hội An của nhiều du khách.

Tham quan chùa Ông Hội An – Hội quán Nghĩa An

Tuy không có diện tích hoành tráng, nhưng giá trị lịch sử của ngôi chùa sẽ khiến bạn ngỡ ngàng. Cùng tham quan chùa Ông Hội An vô cùng độc đáo nằm ngay giữa lòng phố cổ Hội An nào!

Kiến trúc độc đáo miếu thờ Quan Công

Kiến trúc của chùa Ông Hội An mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa cổ điển. Chùa Ông ở Hội An được xây dựng theo dáng hình chữ “Quốc”, có kết cấu vì kèo. Các nếp nhà mái lợp ngói ống có men màu – loại ngói người Hoa truyền thống thường dùng. Chúng hợp lại tạo thành tổng thể ngôi chùa cổ kính mà uy nghiêm.

Kiến trúc độc đáo miếu thờ Quan Công
Các nếp nhà mái lợp ngói ống có men màu – loại ngói người Hoa truyền thống thường dùng

Trong khuôn viên chùa Ông Hội An được chia thành 4 gian nhà chính. Nó được thiết kế theo kiểu chữ “Khẩu”, bao gồm:

  • Tiền đình
  • Tả vu
  • Hữu vu
  • Chính điện.
Khuôn viên chùa Ông Hội An
Khuôn viên chùa Ông Hội An

Chùa Ông nổi bật với pho tượng tướng quân Quan Vân Trường uy dũng. Pho tượng với đôi mắt sắc, ánh lên vẻ cương nghị, hào hùng được đặt tại chính điện.

Chùa Ông nổi bật với pho tượng tướng quân Quan Vân Trường uy dũng
Chùa Ông nổi bật với pho tượng tướng quân Quan Vân Trường uy dũng

Mọi người thắp hương thờ cúng ngay tại đây. Nằm ngay bên cạnh tượng ông là tượng nô tì trung thành của ông, cùng với chú ngựa Xích Thố. Chiến mã Xích Thố vang danh khắp Tam Quốc oai phong cùng ông đi qua bao trận chiến sinh tử.

Lễ hội chùa Ông Hội An

Những ngày đầu xuân, tháng giêng và tháng 6 âm lịch, chùa Ông thường tổ chức các lễ hội lớn. Du khách nên ghé qua và thử một lần trải nghiệm, kết hợp xin lộc chùa Ông Hội An như:

  • Lễ hội đầu xuân: Hoạt động cầu may, cầu an đầu xuân ở Chùa Ông Hội An. Du khách đến đây có thể ghi ước nguyện vào tờ Xuân liên để treo vào những khoanh hương to,…
  • Ngày Vía Ông: Đây là lễ hội chính và lớn được tổ chức vào 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
  • Ngày Vía Quan Hiển Thành: Lễ hội này được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm.
Lễ hội chùa Ông Hội An
Lễ hội chùa Ông Hội An

Những lễ hội độc đáo của chùa Ông ắt hẳn sẽ mang đến du khách những trải nghiệm khó quên.

Lưu ý khi tham quan chùa ở Hội An

Sau đây là 1 số lưu ý khi tham quan Chùa:

Lưu ý khi tham quan chùa ở Hội An
Lưu ý trang phục và tác phong khi tham quan chùa ở Hội An
  • Nằm ở giữa trung tâm phố cổ, dễ tìm và thuận tiện tham quan cả phố cổ và chợ Hội An
  • Lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, tao nhã, mang nét cổ kính càng tốt để tiện sống ảo. Những trang phục hợp với thuần phong mỹ tục khi ra vào, tham quan chùa.
  • Không được tự tiện động chạm vào các hiện vật giá trị trong chùa để tránh gây hư hỏng;
  • Đi nhẹ, nói khẽ. Tránh gây ồn ào hay chạy nhảy, cười đùa to khi vào chùa.
  • Du khách tham quan nên tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình trong khi lễ chùa. Tránh trường hợp gặp phải kẻ gian vì đây là địa điểm du lịch rất nhiều người.

Địa điểm du lịch nổi tiếng gần chùa Ông Hội An

Để tiện cho chuyến du lịch, dưới đây là các địa điểm du lịch nổi tiếng gần chùa Ông.

Chợ Hội An

Chợ Hội An nằm kề kề bên chùa Ông chỉ với khoảng 12m. Chợ còn được ví là “thiên đường ẩm thực” của phố cổ Hội An.

chợ ở hội an
Chợ Hội An

Đây là nơi sum tụ vô vàn món ăn ngon, đặc sản của miền Trung nên có sức mạnh níu chân vô số thực khách.

Chùa Cầu

Chùa Ông Hội An chỉ cách chùa Cầu trứ danh chỉ khoảng 600m. Chùa Cầu Hội An nằm ở đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai nối liền với chùa Ông.

chùa cầu hội an
Chùa Cầu Hội An – Địa danh tiêu biểu nơi đây

Chùa Cầu được mệnh danh là biểu tượng vùng đất phố Hội, cũng có mặt trong tờ tiền 20k á. Nó là chứng tích giao thoa của 3 nền văn hóa Việt – Nhật – Hoa tại đây.

Di tích Tam Quan chùa Bà Mụ Hội An

Cách chùa Ông chỉ vỏn vẹn 500m, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng. Di tích chùa Bà Mụ sau nhiều năm đã bị hủy hoại nhiều nhưng nó đã được tu bổ với tổng chi phí lên tới 1 tỷ đồng.

chùa bà mụ hội an
Chùa Bà Mụ gây sốt cộng đồng mê sống ảo.

Với vẻ đẹp hiện nay nó hiển nhiên trở thành điểm tham quan hấp dẫn hàng đầu cho du khách. Không gian thoáng đãng, rộng rãi, thảm cỏ và hồ nước kết hợp kiến trúc trầm mặc cổ kính, tất cả cộng hưởng tạo nên một khung cảnh đẹp đến nao lòng.

Hội quán Phúc Kiến

Cách chùa Ông khoảng 100m. Hội quán Phúc Kiến là một trong ba hội quán nổi tiếng nhất tại phố Hội.

Hội Quán Phúc Kiến Hội An
Hội Quán Phúc Kiến Hội An – Di sản văn hoá phố cổ

Hội quán Phúc Kiến nằm ở số 46 đường Trần Phú. Độc đáo từ cổng Tam Quan, chính điện, khu vực treo vòng hương đến cá chép vượt vũ môn đều là những khu vực có kiến trúc độc đáo. Đây là địa điểm cổ của Hội An thường được du khách yêu thích để chụp ảnh check-in.

Nhà cổ Quân Thắng

Cách chùa Ông khoảng 240m. Nhà cổ Quân Thắng đã có niên đại hơn 150 năm với lối kiến trúc Trung Hoa cổ đậm nét.

Nhà cổ Quân Thắng
Nhà cổ Quân Thắng

Những bài trí tinh xảo, di vật có giá trị của nó là minh chứng rõ nét cho sự thịnh vượng của thương cảng Hội An trước kia.

Bảo tàng Văn hóa Dân gian

Cách chùa Ông Hội An khoảng 250m. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An ở đầu đường Nguyễn Huệ.

Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An
Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An

Bảo tàng là nơi trưng bày hơn 200 hiện vật bằng gốm, giấy, gỗ, sắt, đồng, sứ… như tái hiện lại cả bầu không khí xưa cổ của Hội An.

Để hành trình khám phá Hội An thêm trọn vẹn và ý nghĩa hơn, du khách nên tham gia đi tour du lịch của các Công ty du lịch Hội An để hướng dẫn viên mang đến cái đẹp toàn diện và đầy đủ nhất cho du khách. Ngoài ra, phố cổ Hội An khá nhỏ, du khách có thể tham quan các ngôi nhà cổ Hội An khác với danh sách sau:

  • Nhà cổ Tấn Ký
  • Nhà thờ cổ tộc Trần
  • Nhà cổ Phùng Hưng
  • Nhà cổ Đức An
  • Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên
  • Hội quán Hải Nam.
  • Khu nhà cổ phường Minh An
  • Nhà cổ Thái Phiên

Hi vọng qua bài viết vừa rồi có thể giúp cho bạn chọn được những điểm đến yêu thích trong hành trình khám phá Hội An

Rate this post
Bài viết liên quan