Khám phá Tháp Bằng An tồn tại hơn 1000 năm lịch sử

Tháp Bằng An là một địa danh lưu giữ trọn vẹn những dấu tích của người Chăm trên đất Quảng. Mặc dù chưa được nhiều người biết đến nhưng Tháp Bằng An là công trình có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng tháp vẫn luôn giữ được nét xưa và đậm dấu ấn Chăm. Tour Hội An sẽ tiết lộ thêm các thông tin về địa danh này trong bài viết, mời bạn tham khảo!

Giới thiệu Tháp Bằng An Quảng Nam

Trước đây, người Chăm được biết đến là một dân tộc riêng và đã từng có quốc gia độc lập trong lịch sử. Do vậy, dấu ấn người Chăm luôn là đề tài mà rất nhiều du khách trong và ngoài nước có hứng thú tìm hiểu.

Tháp Bằng An ở tỉnh Quảng Nam chính là một trong những di tích của người Chăm trên đất Việt.

Vị trí địa lý

Tháp Bằng An thường được gọi với cái tên khác là Bàng An. Tháp nằm trên địa phận của xã Điện An, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Địa danh này được xem là điểm du lịch Hội An hấp dẫn, nhất là đối với những người yêu thích lịch sử, kiến trúc Chăm xưa.

Tháp Bàng An lưu giữ rất nhiều dấu ấn của người Chăm xưa
Tháp Bàng An lưu giữ rất nhiều dấu ấn của người Chăm xưa

Địa danh này nằm cách trung tâm phố cổ khoảng 14km và cách thành phố Đà Nẵng 30km. Với khoảng cách này, các bạn có thể thực hiện Tour du lịch Đà Nẵng – Hội An nhé! 

Nếu di chuyển từ trung tâm phố Hội, du khách chỉ cần chạy dọc theo đường Nguyễn Tất Thành nối dài sang đường Trần Thủ Độ. Sau đó, các bạn chạy tiếp sang đường Hồ Nghinh và rẽ trái qua đường Cao Thắng. Đi tiếp một đoạn rồi rẽ sang đường Phạm Thú Thứ. Chạy thẳng và qua cầu Vĩnh Điện rồi rẽ vào đường Trần Quý Cáp. Đi thêm khoảng chừng 2km nữa là bạn đã đặt chân đến với tháp Bằng An.

Tới địa danh này, du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng các kiểu kiến trúc độc đáo mà còn được lắng nghe nhiều câu chuyện lịch sử xưa kia của vương quốc Chăm Pa.

Nguồn gốc lịch sử Tháp Bằng An

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc lịch sử cũng như niên đại của Tháp Bằng An. Đầu thế kỷ 20, H.Parmentier cho rằng, niên đại của tháp chính là niên đại trên tấm bia. Thế nhưng, P.Stern lại cho rằng, Bằng An mang phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn và Bình Định. Do vậy, chúng ta không thể xác định được chính xác niên đại của địa danh này.

Tháp Bàng An đã tồn tại hàng trăm năm
Tháp Bàng An đã tồn tại hàng nghìn năm

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu lịch sử học Trần Kỳ Phương thì Bàng An thuộc niên đại 12 và mang đậm phong cách Bình Định. Tháp Bằng An được cho là xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 9 đến đầu thế kỷ 10 dưới triều đại Vua Bhadravarman II. Là ngôi tháp duy nhất được xây theo hình bát giác còn tồn tại cho đến thời điểm hiện tại.

Song, cũng có nhiều truyền thuyết cho rằng, tháp Bàng An được xây dựng nên từ cuộc thi của người Chăm và người Việt. Cuộc thi có nội dung là xem xét khả năng xây dựng tháp cao của người Chăm, Việt. Lúc đó, người chăm đã xây tháp bằng gạch còn người Việt dựng bằng tre.

Kết quả công trình của người Việt cao hơn nhưng tre lại không thể chống lại gió bão và bị quật ngã. Ngọn tháp của người Chăm xây dựng bằng gạch kiên cố nên đã tồn tại đến tận bây giờ. 

Ý nghĩa tồn tại Tháp Bằng An

Dựa theo nội dung được ghi trên tấm bia thì Tháp Bằng An đã xuất hiện từ thế kỷ 10. Dưới thời đó, vua đã cho xây dựng đền thờ để thờ vị thần Shiva. Đồng thời, đền thờ cũng là nơi diễn ra các hoạt động tế lễ và thờ cúng của người Chăm.

Tháp được dùng để thờ thần Shiva
Tháp được dùng để thờ thần Shiva

Bên trong tháp có Linga bằng đá – là biểu tượng của thần Shiva. Được biết, đây là vị thần chuyên bảo vệ người dân và vương quốc Chăm. Thần Shiva cũng là đại diện cho tín ngưỡng dân gian trong văn hóa của người Chăm.

Thời điểm tham quan Tháp Bằng An thích hợp

Nếu bạn có ý định du lịch Hội An và khám phá tháp Bằng An thì nên để ý đến thời tiết. Bởi vì, đây là một địa danh du lịch nằm ngoài trời. Nếu như mưa gió quá lớn hoặc nắng quá gắt bạn không thể đi được.

Tháp Bàng An mở cửa tự do và không thu phí nên du khách hoàn toàn có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy vậy, dựa theo kinh nghiệm du lịch của rất nhiều phượt thủ thì bạn chỉ nên đi vào ngày nắng đẹp trong tháng 3 – tháng 9. Lúc này, tiết trời ở Hội An vô cùng khô ráo, dễ di chuyển. Vì thế, các bạn có thể thoải mái ngắm cảnh, chiêm ngưỡng nét kiến trúc của tháp và kết hợp khám phá phố cổ Hội An về đêm.

Khoảng thời gian từ tháng 10 – tháng 12, tiết trời ở Hội An khá xấu. Đường đến tháp trơn trượt và cho bạn cảm giác ướt át rất khó chịu.

Khám phá nét hoang sơ và dấu ấn lịch sử Tháp Bằng An

Quy mô tháp Bằng An rộng khoảng 4.000m2. Xét về tổng thể, tháp gồm có 2 phần chính alf tiền sảnh và điện thờ. Mỗi một khu vực xưa kia người Chăm đều dày công thiết kế và tỉ mỉ trong từng chi tiết.

Nét kiến trúc Chăm Pa độc đáo

Phần tiền sảnh của tháp khá dài. Ở đây, bạn sẽ thấy tiền sảnh của tháp gồm có cửa rao vào nằm ở hướng Đông, 2 bên còn có 2 cửa sổ. Trước đây, 2 bên tiền sảnh là 2 cửa phụ nhưng nó đã được tu sửa thành 2 cửa sổ vào năm 1940.

Bên ngoài tháp: Độ cao lớn, được xây dựng bằng chất liệu cốt yếu là gạch
Bên ngoài tháp: Độ cao lớn, được xây dựng bằng chất liệu cốt yếu là gạch
Bên trong lòng tháp
Bên trong lòng tháp

Phần đế của tiền sảnh cao tới 3m. Kích thước của nó rộng hơn so với các khối xây. Xung quanh gồm có các gờ nối chắc chắn. Phần thanh được biết đến là các góc tường thẳng đứng. Ở bên trên, bạn sẽ thấy nó có thiết kế hệt như một đài hoa. 

Phần mái của tháp là một khối hình chóp nhỏ dần lên cao. Phần đỉnh này ngày nay đã bị gió bão làm gãy đi một phần. Thế nhưng, phần lớn tiền sảnh của tháp vẫn còn khá nguyên vẹn. Nếu như nhìn từ xa, bạn sẽ có cảm giác tháp tựa như một búp măng sắp vươn cao. Sở dĩ bạn cảm nhận được điều này là vì các đường viên khối trên tháp được điêu khắc một cách khéo léo, đặc biệt là ở phần đỉnh chóp.

Lối điêu khắc điện thờ Tháp Bằng An

Phần điện thờ của tháp được thiết kế theo hình dạng bát giác, rất ít hoa văn. Hơn nữa, tháp cũng không được trang trí cầu kỳ, không có các họa tiết. Từ xa nhìn lại, điện thờ có 3 phần rõ rệt là điện, thanh bát giáp, mái chóp.

Kiến trúc điện thờ tháp Bàng An khiến nhiều du khách phải trầm trồ
Kiến trúc điện thờ tháp Bàng An khiến nhiều du khách phải trầm trồ

Hình dạng của điện thờ khiến cho rất nhiều người đã liên tưởng đến khối Linga khổng lồ có trong các truyền thuyết xưa. Theo ước tính, điện thờ cao khoảng 200m. Các mặt còn lại của điện có cấu trúc giống như Yoni.

Khi đến gần, bạn sẽ nhận thấy rằng, bên trong có một Linga nhỏ bằng đá. Các tài liệu lịch sử cho biết, đây là biểu tượng đặc trưng của thần Shiva – vị thần cao nhất trong tín ngưỡng của người Chăm. Bên ngoài điện thờ còn có 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch. Người Chăm xưa đã tin rằng, đây đều là những vị thần có chức trách bảo vệ cho tháp Bằng An.

Có thể thấy rằng, cấu trúc của tháp không quá cầu kỳ nhưng là tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất của người Chăm. Tháp có ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn.

Những điểm tham quan nổi tiếng gần Tháp Chăm Bằng An

Gần tháp Bàng An có khá nhiều điểm du lịch nổi tiếng mà du khách nên kết hợp tham quan như:

Làng đúc đồng Phước Kiều: Làng nghề truyền thống này nằm cách tháp khoảng 5,3 km. Tuổi đời của làng nghề lên đến 400 tuổi. Đây vốn là điểm văn hóa được khá nhiều du khách thập phương yêu thích và là nơi khai sinh của những chiếc cồng chiêng.

Làng nghề truyền thống nằm ngay cạnh kề điểm du lịch Tháp Bàng An
Làng nghề truyền thống

Làng gốm Thanh Hà Hội An: Tới thăm làng gốm bạn sẽ có cơ hội xem quá trình tạo nên sản phẩm đồ gốm, trò chuyện cùng người dân và nặn món đồ mình thích. Sau đó, bạn có thể chọn mua các món quà lưu niệm từ gốm như bát, chén, lọ, ấm chén…

Phố cổ Hội An: Phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và đã quá nổi trên các tạp chí du lịch. Nơi đây nổi bật với vẻ đẹp yên bình, cổ kính, riêu phong và hình ảnh bức tường vàng, giàn hoa giấy trải dài. 

Biển Cửa Đại: Bãi biển có bờ cát trắng mịn trải dài, hàng dừa biển rì rào trong gió và cả một không khí trong lành mát mẻ. Nước biển cửa đại có màu lam ngọc vô cùng đẹp. Cảnh đẹp nhất trên bãi biển Cửa Đại chính là vào lúc hoàng hôn và bình minh. 

Biển An Bàng Hội An: Bình minh trên biển An Bàng đẹp hệt như một bức tranh vậy. Bờ cát biển dài, những tia nắng ban mai ló dạng ở phía chân trời cộng thêm hình ảnh những chiếc thuyền thúng ven biển lênh đênh đủ khiến bạn có cảm giác bình yên.

Lời Kết

Trong bất cứ chuyến du lịch nào, việc lên kế hoạch và chọn người đồng hành luôn là điều quan trọng. Đến với mảnh đất phố Hội, du khách có thể tham khảo các tour du lịch ở Tour Hội An với mức giá ưu đãi, nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn như: tour rừng dừa Bảy Mẫu từ Hội An, Tour Ngũ Hành Sơn Hội An 1 ngày, Hội An – Cù Lao Chàm

Đến với mảnh đất Quảng Nam, du khách đừng quên nán lại tham quan tháp Bằng An để tìm hiểu thêm về nếp sống và văn hóa của người Chăm xưa nhé! Mặc dù ngọn tháp đã bị tàn phá qua năm tháng nhưng kiến trúc hiện tại vẫn đủ để bạn có thể biết các giá trị lịch sử, văn hóa mà nơi đây mang lại.

Xem thêm: Du lịch Thánh địa Mỹ Sơn

Rate this post
Bài viết liên quan