Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng – Vùng ký ức ChamPa

Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng đã mở cửa vào năm 1919. Tính đến thời điểm hiện tại, bảo tàng đã có hơn 100 năm lưu giữ cũng như bảo tồn các tinh hoa của vương quốc Chăm Pa cổ. Nơi đây còn là kho sử về vương quốc Chăm Pa phồn hoa một thời.

Vị trí địa lý Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm tại Đà Nẵng

Bảo tàng điêu khắc Chăm nằm ở số 2 đường 2/9 quận Hải Châu, Đà Nẵng. Bảo tàng nằm ngay ở ngã tư giao thoa giữa đường 2/9 với đường Trưng Nữ Vương. Đối diện với nó là Trung tâm Truyền hình Việt Nam. Do đó, du khách có thể tìm đường một cách dễ dàng.

Nếu bạn có dịp ghé thăm Đà Nẵng, ngoài đắm mình theo thành phố phồn hoa và vui chơi giải trí tại các điểm sôi động thì đừng quên tới bảo tàng này nhé! Đây là điểm du lịch nổi tiếng lưu giữ vô vàn hiện vật, di sản có giá trị tới hàng trăm năm của văn hóa Chăm. Ngoài ra, đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ yêu thích và check in.

Bảo tàng Chăm nhìn từ trên cao
Bảo tàng Chăm nhìn từ trên cao

Cung đường đi đến bảo tàng khá đơn giản. Bạn có thể mở Google Maps để đi theo. Hoặc tham khảo lộ trình dưới đây: Đi từ trung tâm Đà Thành theo hướng Đông. Sau đó, rẽ vào đường Duy Tân. Tại vòng xoay thì rẽ vào lối đường Nguyễn Văn Linh rồi bạn rẽ phải vào đường 2/9 là đến bảo tàng.

Giới thiệu Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng vào năm 1915. Hơn 20 năm trước đó, có rất nhiều hiện vật điêu khắc chăm được tìm thấy tại Đà Thành, Quảng Nam và các tỉnh lân cận.

Vào năm 1902, ý tưởng xây dựng bảo tàng điêu khắc được manh nha bởi đề án của EFEO. Chủ nhiệm khoa Khảo cổ trường Viễn Đông Bác Cổ – Henri Parmentier là người có đóng góp to lớn nhất. Sau đó, tòa nhà đầu tiên của bảo tàng đã được xây dựng.

Kiến trúc bảo tàng độc đáo
Kiến trúc bảo tàng độc đáo

Nó được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp và có dùng đến một số đường nét mang kiến trúc Chăm Pa. 

Cho đến năm 1919, bảo tàng điêu khắc chăm pa Đà Nẵng đã bắt đầu mở cửa đón khách. Vào năm 1930, công cuộc thi công bảo tàng lần thứ nhất đã được ra. Mục đích chính của công cuộc này là tạo không gian lưu trữ các đồ vật đã được khai quật và định hình lại lộ trình tham quan.

Vào năm 2011, bảo tàng điêu khắc đã được xếp hạng bảo tàng hạng 1 tại nước ta. Đây chính là sự khẳng định to lớn cho những đóng góp của bảo tàng trong việc lưu giữ cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm.

Giá vé Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng cập nhật mới nhất

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng mở cửa vào 7h30 sáng đến 11h trưa và 13h chiều đến 17h cùng ngày. Giá vé vào bảo tàng là 60.000 VNĐ/người.

Khám phá Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng có gì đặc biệt?

Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng là một trong số các địa điểm du lịch Đà Thành mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử. Kiến trúc cũng như điêu khắc của bảo tàng vô cùng độc đáo. Vì thế, nó không chỉ thu hút đông đảo người Việt mà còn hấp dẫn du khách nước ngoài.

  1. Chiêm ngưỡng kiến trúc ChamPa cổ kính

Bảo tàng được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair. Kiến trúc của bảo tàng có sự kết hợp giữa đường nét đền tháp Chăm Pa và lối kiến trúc Gothic Châu Âu. 

Ở khu nhà chính nổi bật với các mái vòm hình vòng cung, đầu nhọn. Điều này giúp cho bảo tàng trở nên nổi bật giữa lòng thành phố. Các gian phòng của tòa nhà được thiết kế mở với rất nhiều cửa sổ.

Kiến trúc Chăm cổ kính ở bảo tàng
Kiến trúc Chăm cổ kính ở bảo tàng

Điều này đảm bảo rằng các khu trưng bày luôn được chiếu sáng một cách tự nhiên nhất. Khi du khách đặt chân vào khuôn viên bảo tàng sẽ nhận thấy rằng, bầu không khí ở đây vô cùng cổ xưa. Các khối kiến trúc bên trong theo phong cách cổ điển, tường vàng có nhuốm màu rêu phong. Đồng thời với đó là sắc trắng tinh khôi của giàn hoa sứ.

Dù đã trải qua các vết tích của thời gian nhưng kiến trúc của khu bảo tàng này vẫn độc lạ và giữ được nhiều nét độc đáo của kiến trúc xưa. Do đó, nơi đây cũng là tọa độ được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để check in sống ảo.

  1. Tìm hiểu các cổ vật trong phòng trưng bày

Sau 2 lần mở rộng, bảo tàng điêu khắc chăm pa Đà nẵng đã được xây dựng thêm 2 tầng với diện tích lên đến 2.000 m2. Ngoài ra còn có một khu vực với diện tích 500m2 được dùng để làm nhà kho, xưởng phục chế cũng như các phòng làm việc.

Ở thời điểm này, bảo tàng đã lưu giữ hơn 2000 cổ vật lớn nhỏ. Trong đó, có khoảng 500 cổ vật được trưng bày và số còn lại được lưu trữ trong kho. Các tác phẩm điêu khắc ở bảo tàng đa phần đều là nguyên bản.

Chúng được làm từ 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng. Niên đại của chúng bắt đầu từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 15. Phần lớn tác phẩm sẽ miêu tả vị thần trong Ấn Độ như Shiva, Naga và Laksmi.

Rất nhiều cổ vật được trưng bày ở đây
Rất nhiều cổ vật được trưng bày ở đây

Bên cạnh đó, các tác phẩm cũng có nội dung rất gần gũi với cuộc sống. Không chỉ thể hiện được những nét độc đáo về chất liệu mà còn chứa đựng nhiều nét nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Bạn có thể cảm nhận được điều này qua tạo hình, nội dung và tư tưởng ẩn chứa trong các cổ vật.

Các cổ vật được sắp xếp vào từng phòng trưng bày theo khu vực địa lý. Điều này giúp cho du khách thuận tiện hơn rất nhiều trong việc tham quan và nhận biết những dấu ấn riêng của kiến trúc Chăm ở từng địa phương.

  1. Khám phá các bảo vật cấp quốc gia tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng

Tại bảo tàng điêu khắc chăm có 3 cổ vật quốc gia là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu, tượng Bồ Tát Tara. 

  • Đài thờ Mỹ Sơn E1 bao gồm những bức chạm thể hiện sinh động cảnh sinh hoạt trong rừng của các tu sĩ Ấn Độ giáo.
  • Đài thờ Trà Kiệu là kiệt tác được chạm trổ trau chuốt và tỉ mỉ trên từng centimet.
  • Tượng bồ tát Tara là tác phẩm được làm từ nguyên liệu đồng. Chiều cao của tượng là 1.148m. Được biết, đây cũng là bức tượng bằng đồng lớn nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm. Tượng được chạm toror một cách tinh tế và làm toát lên vẻ đẹp uy nghi, thần bí.
Tượng bồ tát Tara
Tượng bồ tát Tara
Đài thờ Trà Kiệu
Đài thờ Trà Kiệu

Tổng hợp lưu ý khi tham quan Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng

Mặc dù không phải là nơi thờ tự nhưng khi đến tham quan bảo tàng du khách cũng nên bỏ túi một số kinh nghiệm sau:

  • Mua vé tham quan và xuất trình giấy tờ để được vào bảo tàng
  • Tuyệt đối chỉ nhìn ngắm, tham quan, không sờ nắm, và đụng chạm vào các hiện vật trưng bày. Như vậy sẽ hạn chế được cao nhất các rủi ro xảy ra trong quá trình bạn tham quan
  • Không được leo trèo hay tự ý ngồi lên các kệ trưng bày bảo vật
  • Nếu mang theo hành lý bạn nên ký gửi ở quầy hành lý nhé!
  • Lựa chọn trang phục kín đáo để gìn giữ nét tôn nghiêm của khu bảo tàng. Bạn cũng nên hạn chế cao nhất việc trang điểm lòe loẹt hay ăn mặc quá hở hang
  • Không mang theo các chất gây nổ, lửa cháy hay những vật dụng tiềm ẩn các nguy cơ gây hại cho bảo tàng.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh chung, không tùy tiện xả rác.

Không chỉ là nơi lưu giữ các hiện vật vô giá, bảo tàng còn được biết đến là một công trình kiến trúc độc đáo. Đến với Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng bạn sẽ như được trở về một thời hưng thịnh của dân tộc. Bởi vậy, nếu có cơ hội bạn đừng quên ghé thăm nơi đây nhé!

Xem thêm:

Tour Hội An Ngũ Hành Sơn

Tour du lịch Hội An

Tour Cù Lao Chàm Hội An

Tour Đà Nẵng Hội An Cù Lao Chàm

Tour rừng dừa bảy mẫu

Du lịch thánh địa Mỹ Sơn

Rate this post
Bài viết liên quan