Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh – Nét văn hoá sơ khai hơn 2000 năm

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh nổi bật với hình ảnh những ngôi nhà màu vàng cổ, các ô cửa sổ có trang trí đèn lồng và chúng được thắp sáng lung linh vào ban đêm. Cùng Tour Hội An tìm hiểu chi tiết về bảo tàng Sa Huỳnh và bỏ túi một vài kinh nghiệm du lịch phố Hội nhé!

Đôi nét văn hoá cổ xưa của Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh hiện đang lưu trữ những hiện vật có tuổi đời lên đến 2000 năm. Vì thế, giới chuyên gia đã đánh giá rằng, đây là bảo tàng đa dạng và độc đáo nhất Việt Nam.

Giới thiệu bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh từ lâu đã được biết đến là một trong những bảo tàng lớn của khu vực miền Trung. Ngoài các hiện vật thì bảo tàng còn lưu trữ rất nhiều hệ thống tài liệu, ảnh chụp đi kèm. Từ những tài liệu này, các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và phát hiện ra rất nhiều điều thú vị trong văn hóa đời sống của người xưa.

Đồng thời, họ cũng nắm được các phong tục an táng, nhận thức thẩm mỹ, quan niệm sống chết của những người dân trong văn hóa Sa Huỳnh. Các nhà khảo cổ học người Pháp đã lần đầu tiên phát hiện những dấu tích lịch sử biểu tượng cho nền văn hóa Sa Huỳnh vào năm 1909.

Toàn cảnh bảo tàng Sa Huỳnh nhìn từ bên ngoài
Toàn cảnh bảo tàng Sa Huỳnh nhìn từ bên ngoài

Bảo tàng Sa văn hóa Sa Huỳnh là một trong số những địa điểm du lịch Hội An được nhiều du khách quan tâm. Bảo tàng này được thành lập chính thức vào năm 1994. Trong bảo tàng có trưng bày rất nhiều các di tích cổ độc đáo thuộc trong nền văn hóa Sa Huỳnh. Theo ước tính, hiện trong bảo tàng có hơn 950 hiện vật được khai quật từ các cuộc khảo sát địa chất.

Địa chỉ Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh tọa lạc ở ố 149 Trần Phú, phường Minh An. Bảo tàng mở cửa đón khách từ 7 giờ sáng đến 9h tối mỗi ngày. Riêng ngày mồng 10 hàng tháng, bảo tàng sẽ đóng cửa và không tiếp đón khách tham quan.

Bảo tàng nằm ngay trên đường Trần Phú, rất dễ tìm
Bảo tàng nằm ngay trên đường Trần Phú, rất dễ tìm

Để được vào sâu bên trong bảo tàng, các du khách buộc phải mua vé vào. Bởi vì, đây cũng là một trong số các địa điểm nổi bật trong phố cổ. Để mua vé, bạn có thể đến quầy vé Quảng trường sông Hoài, quầy vé sau chùa Cầu hoặc quầy vé chợ Hội An.

Mức giá vé vào đối với khách du lịch nước ngoài là 150.000 VNĐ/người, 80.000 VNĐ/người đối với du khách Việt.

Tìm hiểu quá trình khai quật các di tích Sa Huỳnh

Từ thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 21, bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An liên tục được nghiên cứu và khai quật nhiều di tích có giá trị lớn. Tiêu biểu trong số đó phải nhắc đến các sự kiện sau:

  • Năm 1909, các nhà khảo cổ học đã phát hiện khu mộ chum vùi trong đồi cát nằm ven biển ở Sa Huỳnh.
  • Năm 1934, bà Colani đã đến Sa Huỳnh khảo sát và khai quật được hơn 55 chum ở Thạnh Đức, 187 chum ở Phú Khương
  • Năm 1939, nhà khảo cổ học Janse khai quật 30 mộ chum ở Sa Huỳnh
  • Năm 1957, Malleret đã tiến hành khai quật rất nhiều mảnh gốm trên bề mặt di tích
  • Năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật nhiều địa điểm văn hóa khác ở Sa Huỳnh. Trong năm đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều tư liệu có giá trị lớn.

Quá trình khai quật các di tích ở Sa Huỳnh được các nhà khảo cổ học thực hiện dựa trên nhiều phương pháp. Trong đó có khai quật khảo cổ học, tham chiếu, đối chiếu so sánh kết hợp xét nghiệm, giám định..

Các chum cổ trong văn hóa Sa Huỳnh
Các chum cổ trong văn hóa Sa Huỳnh

Các di tích được tìm thấy ở Sa Huỳnh chủ yếu phân bổ ở các bàu, cồn, ven sông, biển, đầm lầy. Các hiện vật hiện đang được trưng bày trong bảo tàng còn được phát hiện từ di tích Bải Ông, đảo Cù Lao Chàm. Điều này cho chúng ta biết rằng, từ thời tiền sử, Sa Huỳnh đã là nơi sinh sống của rất nhiều thổ dân.

Những giá trị văn hoá lưu giữ tại Bảo tàng Sa Huỳnh Hội An

Bước vào bên trong bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, du khách sẽ thấy các tủ kính trưng bày hiện vật được sắp xếp một cách gọn gàng ngay ngắn. Bên cạnh các hiện vật còn có một hệ thống tư liệu và ảnh chụp nguồn gốc khai quật. Trên tường còn có các biển chỉ dẫn, giới thiệu chi tiết về mỗi một bộ sưu tập cổ vật.

Bộ sưu tập nổi bật nhất ở bảo tàng có tên gọi là “Văn hóa Sa Huỳnh”. Các cổ vật này đa phần đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và phản ánh rất rõ cuộc sống của thổ dân nằm trong hệ văn hóa Sa Huỳnh xưa. Đồng thời, chúng thể hiện được mối quan hệ giữa nước ta với các nước khu vực Đông Nam Á, Nam Ấn và Trung Hoa.

Các hiện vật ở bảo tàng có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn
Các hiện vật ở bảo tàng có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn

Khi bạn ghé thăm từng khu trưng bày sẽ có cơ hội hiểu thêm về đời sống, phong tục tập quán và nhận thức thẩm mỹ của các cư dân cổ xưa. Thông qua đây, bạn cũng nhìn nhận rõ mối quan hệ và giao lưu văn hóa giữa các quốc xa xưa thế nào. 

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh cũng là nơi trưng bày rất nhiều hiện vật của cư dân bản địa 3000 năm về trước. Ngoài ra, các nghề thủ công như mộc, dệt vải, rèn hay làm đồ trang sức cũng bắt đầu phát triển từ những năm trước đó. Tại thời điểm đó, người dân đã biết làm chum gốm, dùng gỗ để làm quan tan và sử dụng mộ huyệt đất, rèn thanh sắt làm đồng, làm đồ hủy táng bằng đồng.

Lưu ý tham quan Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh

Khi vào tham quan bảo tàng, các du khách nên chú ý những điều dưới đây:

  • Hãy mặc những trang phục phù hợp để vào bảo tàng, tuyệt đối không ăn mặc hở hang
  • Không hút thuốc trong khu vực bảo tàng
  • Hãy luôn ý thức việc giữ gìn trật tự và vệ sinh khi vào bảo tàng
  • Bạn bắt buộc phải mua vé tham quan thì mới vào được bảo tàng. Vé vào cổng có thể mua ở bất cứ gian hàng nào trong phố cổ Hội An.
  • Chỉ nhìn ngắm, tuyệt đối không sờ tay vào các hiện vật. Bất cứ hành vi gây hư hỏng hiện vật trong bảo tàng du khách đều phải chịu trách nhiệm và bồi thường.
  • Nói không với việc chụp hình ở các khu vực có biển cấm chụp ảnh
Du khách không nên tự ý chụp hình và sờ vào các hiện vật
Du khách không nên tự ý chụp hình và sờ vào các hiện vật

Xem thêm:

Khám phá những khi bảo tàng nổi tiếng tại Hội An

Sau khi khám phá xong bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh thì du khách cũng nên di chuyển đến các điểm lân cận để tham quan thêm một vài bảo tàng nổi tiếng khác ở Việt Nam như:

Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch: Hiện đang lưu giữ hơn 361 hiện vật từ gốm thuộc thế kỷ 9 – 10 – 19. Mỗi một sản phẩm ở bảo tàng này đều phản ánh rõ sự phát triển của gốm sứ Mậu Dịch xưa. 

Bảo tàng Văn hóa Dân gian: Viện bảo tàng là một ngôi nhà cổ được xây dựng theo lối kiến trúc Hội An xưa và gồm 2 tầng. Ở bảo tàng có lưu trữ các cổ vật có giá trị văn hóa của nhiều vùng đất di sản qua các giai đoạn khác nhau. 

Bảo tàng Lịch sử Văn hóa: Bảo tàng được chính thức thành lập vào tháng 11 năm 1989. Hiện bảo tàng là nơi lưu trữ hàng trăm hiện vật gồm có hiện vật gốc, tư liệu hình ảnh. Mỗi năm, bảo tàng đón hơn 10.000 lượt khách ghé thăm và là địa điểm yêu thích của các bạn đam mê tìm hiểu lịch sử nước nhà

Các du khách có thể tự mua vé để tham quan bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh. Thế nhưng, để có được chuyến đi trọn vẹn và biết thêm nhiều thông tin hữu ích, mọi người nên đặt tour Hội An – Cù Lao Chàm. Tour sẽ khởi hành và đưa bạn đi khám phá khắp phố phường Hội An và ghé thăm bãi biển Cù Lao Chàm xinh đẹp.

Xem thêm:

Rate this post
Bài viết liên quan