Làng Chiếu Bàn Thạch – Khám phá làng nghề chiếu cói truyền thống hơn 500 tuổi

Nhắc đến Làng Chiếu Bàn Thạch, không ít người nhớ ngay đến hình ảnh những người thủ công miệt mài bên khung dệt, tiếng thoi đưa réo rắt và sợi cói đủ màu sắc…Nếu có cơ hội đặt chân đến Quảng Nam, các bạn hãy một lần thử đến với làng nghề làm chiếu cói này nhé!

Khám phá nét độc đáo từ Làng chiếu Bàn Thạch

Làng Chiếu Bàn Thạch đã có tuổi đời hơn 500 năm. Làng nghề truyền thống này đã góp không ít công sức trong việc làm đa dạng văn hóa nước Việt và là niềm từ hào của rất nhiều con dân phố cổ.

Làng chiếu Bàn Thạch nằm ở đâu? Di chuyển bằng phương tiện gì?

Làng Chiếu Bàn Thạch nằm ở thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngôi làng được ví như một ốc đảo, nằm lơ lửng giữa 3 dòng sông Thu Bồn – Ly Ly – Trường Giang. 

Làng Chiếu Bàn Thạch đã sớm được đi vào thơ ca, văn học
Làng Chiếu Bàn Thạch đã sớm được đi vào thơ ca, văn học

Đặt chân đến vùng đất này bạn sẽ chiêm ngưỡng được những sợi cói nhuộm đủ đầy màu sắc phơi từ đầu làng đến cuối làng.

Trong các bài thơ, câu ca dao cũng thường nhắc đến khung cảnh Bàn Thạch như sau:

“Anh về Bàn Thạch em trải chiếu cho anh nằm

Tình sâu nghĩa nặng mấy con trăng rằm không phai”

“Dù cho nệm gỗ chăn bông

Đâu bằng tấm chiếu tỏ lòng em trao.”

Nguồn gốc lịch sử của làng chiếu cói Bàn Thạch

Theo nhiều tài liệu thì trước kia, trong giai đoạn nhà Trịnh Nguyễn phân tranh, người dân từ Hà Tĩnh, Thanh Hóa đến Thái Nguyên đã di cư vào Nam và lập nghiệp ở Quảng Nam. Họ khai hoang và bắt đầu làm nghề chiếu cói ở vùng đất này.

Làng chiếu cói bao đời qua vẫn giữ được nét riêng và có không ít nghệ nhân tài ba
Làng chiếu cói bao đời qua vẫn giữ được nét riêng và có không ít nghệ nhân tài ba

Thiên nhiên nơi đây vô cùng trù phú. Người ta thấy được rằng, cánh đồng cói và đáy bạt ngàn, mỗi cây cao đến ngang vai. Chúng phất phơ theo chiều gió, rất đẹp. Tận dụng thế mạnh sẵn có này, người dân đã bắt đầu dùng đến cây cói và đay để bắt đầu thêu dệt thành những chiếc chiếu bền, chắc và đẹp.

Bàn Thạch cũng từ đó trở thành cái tên làng chiếu Bàn Thạch. Làng nghề này tính đến thời điểm hiện tại đã có tuổi đời hơn 500 năm. Sản phẩm của làng nổi tiếng gần xa và được các triều đình, quý tộc thời xưa yêu thích.

Đến hiện tại, làng nghề vẫn còn phát triển và thu hút rất nhiều du khách ghé tham quan.

Cánh đồng cói vào mùa gặt – Chìm đắm khung cảnh bình yên thôn quê 

Giống cói ở làng có thân tròn, cứng và dài hơn cói mọc hoang. Chỉ cần trồng 1 lần nhưng cói cũng được người dân bón phân định kỳ và xịt thuốc hệt như trồng lúa vậy. Cứ cách 4 – 5 tháng, người ta sẽ thu hoạch một lần. 

Những luống cói vào độ thu hoạch đều được người dân thực hiện theo nhiều công đoạn như cắt cói, chẻ cói, chặt gốc, phơi và buộc. Cói sau khi được buộc thành từng cọng sẽ được người dân giũ để rơi phần rác, cọng ngắn và ngả vàng. Sau đó, họ sẽ chẻ nhỏ và phơi luôn trên ruộng lúa. Cói phơi khô sẽ được vận chuyển về nhà và người dân sẽ bắt đầu lên kế hoạch làm chiếu.

Khung cảnh cói vào mùa thu hoạch bạn có thể xem qua những bức hình dưới đây:

Trải nghiệm một ngày ở Làng dệt chiếu Bàn Thạch có gì thú vị?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người chọn làng chiếu Bàn Thạch làm địa điểm du lịch Hội An nhất định phải tới 1 lần trong đời. Có được sự ưu ái này là vì, làng nghề cho bạn nhiều trải nghiệm hết sức thú vị:

Chiêm nghiệm bao năm thăng trầm tại Làng dệt chiếu Bàn Thạch

Có thể bạn chưa biết nhưng nghề dệt chiếu truyền thống ở làng nghề Bàn Thạch đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm. Chiến tranh hay thảm họa thiên nhiên đều đã diễn ra trên làng nghề này và gây ra không ít khó khăn cho cư dân ở đây. Dù vậy, nghề chiếu nơi đây vẫn luôn được giữ gìn và phát triển qua chừng ấy năm. 

Vào thời kỳ đỉnh cao, có đến 90% hộ gia đình theo nghề dệt chiếu. Thương hiệu cũng như thành phẩm từ nghề này cũng chính là nguồn thu nhập cốt yếu của họ. Cũng tương tự như nhiều làng nghề khác, truyền thống dệt chiếu ở Bàn Thạch đã có sự thay đổi ít nhiều theo thời gian. 

Người dân ở làng chiếu vẫn luôn gìn giữ văn hóa của làng nghề
Người dân ở làng chiếu vẫn luôn gìn giữ văn hóa của làng nghề

Hiện nay, vì đời sống kinh tế phát triển, khá nhiều hộ gia đình đã bắt đầu chuyển dần sang mô hình kinh tế khác. Các truyền nhân duy trì nghề dệt chiếu đã không còn nhiều như trước. Tuy nhiên, ghé thăm làng nghề, bạn vẫn sẽ thấy được sự yêu nghề của những nghệ nhân này. Họ miệt mài với bàn dệt, thích thú với những câu hỏi mà du khách đặt ra về làng nghề. 

Lắng nghe câu chuyện làm chiếu cói Bàn Thạch xa xưa đến nay

Du lịch đến làng nghề truyền thống Bàn Thạch, du khách sẽ có cơ hội được lắng nghe câu chuyện làm chiếu cói. Nguyên liệu chính để làm chiếu là cói và sợi đay. Các công đoạn được thực hiện như sau:

  • Sau khi sợi chiếu đã được phơi khô đạt chuẩn người dân sẽ bắt đầu đem chúng đi nhuộm màu. Theo chia sẻ của nhiều người dân thì muốn cho màu nhuộm đẹp, khó phai thì họ phải nhúng từng chùm nhỏ vào nồi phẩm màu. Sợi cói sau khi đã nhuộm màu sẽ được phơi dưới nắng vừa, không phơi dưới nắng gắt hoặc trời có mưa.
  • Phơi sợi cói xong xuôi sẽ đến phân đoạn dệt chiếu. Người dân thường sẽ chuẩn bị sẵn khung và thoi dệt. Quá trình dệt chiếu bắt buộc phải có 2 người. 1 người chịu trách nhiệm đưa thoi, luồn sợi. Người còn lại phải kéo khung cửi. Khi chiếu được dệt xong sẽ có hình dạng vuông vắn và được cố định ở 4 cạnh. Trung bình, người dân ở làng nghề sẽ dệt được 4 – 5 chiếu/ngày.
Quá trình làm chiếu không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ
Quá trình làm chiếu không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ

Điểm độc đáo của các sản phẩm chiếu làng Bàn Thạch khi được làm ra đó là những họa tiết tinh xảo trên chiếu được tạo ra từ sợi cói và đay. Chúng không phải được in khuôn họa tiết lên chiếu như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Xem thêm

Ghé thăm phiên chợ chiếu Bàn Thạch

Đến làng chiếu Bàn Thạch cùng với việc lắng nghe những câu chuyện làm chiếu ở đây du khách còn được hòa mình vào phiên chợ đặc biệt của làng. Phiên chợ này thường được khai hàng từ rất sớm, thường bắt đầu từ lúc 4 – 5 giờ sáng. 

Chợ phiên làng chiếu họp từ rất sớm
Chợ phiên làng chiếu họp từ rất sớm

Mở hàng sớm là thế nhưng phiên chợ lại đặc biệt ở chỗ chỉ bán duy nhất 1 dòng sản phẩm là chiếu và các nguyên liệu để làm chiếu. Phiên chợ này cũng là nơi quảng bá thương hiệu cho làng nghề truyền thống Bàn Thạch. 

Qua phiên chợ, du khách sẽ biết thêm về làng nghề và sản phẩm của làng sẽ được đưa đi khắp các tỉnh thành đất nước. Ghé thăm phiên chợ này, bạn cũng sẽ được trải nghiệm việc tự tay làm chiếu. Người dân ở phiên chợ thường rất nhiệt tình hướng dẫn và trao đổi với bạn những thông tin về nghề truyền thống. Dù thành phẩm thế nào thì đây chắc chắn cũng là một trải nghiệm khó quên cho các du khách.

Kết luận

Làng Chiếu Bàn Thạch nằm gần với khá nhiều điểm tham quan khác ở tỉnh Quảng Nam. Bạn có thể kết hợp du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Ngũ Hành Sơn…nhé! Có thể thấy rằng, làng nghề truyền thống này không chỉ có cảnh đẹp, nhiều giá trị văn hóa mà còn cho du khách nhiều kỷ niệm đẹp khi ghé thăm. Không cần quá cầu kỳ và mất nhiều thời gian, bạn chỉ cần 1 chiếc xe máy là đã có thể di chuyển từ Hội An đến Bàn Thạch rồi! Xách balo lên và đến khám phá ngay nhé!

Xem thêm:

Rate this post
Bài viết liên quan