Ghé thăm Làng trống Lâm Yên Hội An – Nét văn hoá Xứ Quảng

Làng trống Lâm Yên Hội An được nhắc đến là nơi sinh ra của những thanh âm của lễ hội và văn hóa xứ Quảng. Tiếng chiêng, tiếng trống từ làng nghề đã sớm trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Quảng Nam.

Giới thiệu về Làng trống Lâm Yên Hội An

Những chiếc trống ở làng trống Lâm Yên không biết đã có tự bao giờ nhưng nó đã gắn liền với đời sống tinh thần, văn hóa của người dân xứ Quảng nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung. 

Làng trống Lâm Yên ở đâu?

Làng trống Lâm Yên Hội An tọa lạc tại ấp Nam xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Du khách muốn ghé thăm ngôi làng này có thể đi theo hướng đường Hùng Vương, men theo sông Thu Bồn để tới đây.

Làng trống Lâm Yên nổi tiếng với nhiều loại trống
Làng trống Lâm Yên nổi tiếng với nhiều loại trống đẹp, âm vang tốt

Các dấu mốc lịch sử hình thành Làng nghề trống Lâm Yên

Không ai biết chính xác rằng làng trống Lâm Yên ra đời từ bao giờ. Tuy nhiên, từ trước đến nay, người ta vẫn thường truyền tai nhau rằng “ Nhất trống Lâm Yên nhì chiêng Phước Kiều”. Điều này có nghĩa là những làng nghề này đã có mặt từ rất lâu và đã có ít nhất hơn 200 năm phát triển.

Ở làng trống Lâm Yên có gia đình họ Phan đã sinh sống và có 7 đời làm trống. Họ cho rằng, làm trống không chỉ là một cái nghề mà còn là một nét văn hóa làm sống lại cảm giác tươi đẹp, yêu đời, yêu nước mà ông cha đã dày công gây dựng.

Làng trống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm
Làng trống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm

Người xưa cũng nói rằng, ông tổ họ Phan Công Thiên là người Bắc di dân vào khai phá ở Quảng Nam. Họ đã từng có thời gian dừng chân ở Lâm Yên và phát triển nghề làm trống ở mảnh đất này.

Kể từ đó, cha truyền con nối, bao con cháu dòng họ Phan đều làm trống và gìn giữ nét văn hóa này cho đến hôm nay. Điểm độc đáo của làng nghề này chính là làm trống theo mùa. Do đó, nếu bạn muốn ghé tham quan và quan sát chi tiết quá trình làm trống thì hãy ghé làng vào khoảng tháng 4 – tháng 10 nhé!

Khám phá nét độc đáo tại khu Làng nghề làm trống Lâm Yên

Không phải ngẫu nhiên mà khu làng trống trống Lâm Yên Hội An trở nên nổi tiếng và được nhiều du khách chú ý đến vậy. Sở dĩ ngôi làng này được nhiều người yêu mến là vì nó mang nhiều độc đáo mà không nơi nào có được:

Các loại trống đặc sắc tại Làng Lâm Yên

Theo chia sẻ của các thợ làm trống ở làng nghề truyền thống thì có khá nhiều loại trống được sản xuất ở đây. Các loại trống điển hình như trống đội, trống đại, trống dùng cho đình, chùa, trống múa lân sư rồng. 

Kích thước của mỗi một loại trống khá đa dạng, chúng được thiết kế dựa trên từng nhu cầu dùng khác nhau. Ví dụ: Trống tổng thường có đường kính mặt trống từ 16 – 17cm, trong khi đó trống lịnh có đường kính lớn hơn (từ 18 – 25cm). 

Rất nhiều loại trống được làm từ làng
Rất nhiều loại trống được làm từ làng

Mỗi một chiếc trống được nghệ nhân làm ra đều dựa trên các quy các và kích thước nhấn định. Tùy vào kích thước mà thời gian làm trống cũng khác nhau. Trung bình, mỗi loại trống được tạo ra trong khoảng thời gian từ 2 – 4 ngày. Ở thời điểm hiện tại, phần lớn đền chùa trên cả nước đều sử dụng trống có âm hưởng của làng trống Lâm Yên.

Khám phá quy trình làm trống tinh xảo tại Làng Lâm Yên

Để tạo nên một chiếc trống, các nghệ nhân làng nghề phải thực hiện rất nhiều công đoạm. Nhìn chung, quy trình sản xuất trống ở làng trống Lâm Yên Hội An sẽ gồm có 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Làm thân trống

Thân trống thường được tạo nên từ các loại gỗ chắc chắn để âm thanh trống đanh và vang. Thợ làm trống sẽ quyết định số lượng dăm của trống trên kích thước của nó. Dăm trống sau khi được xẻ, người thợ sẽ phơi khô và dựng tang trống hoàn chỉnh.

Bước 2: Làm da trống

Thợ làm trống sẽ dùng đến da của trâu già để làm da trống. Nhờ đó, da trống luôn có độ bền, dẻo và dai hơn so với những vật liệu khác. Da của trâu sau khi đã được làm sạch, người thợ sẽ cắt chúng theo kích thước của miệng trống đã xác định từ trước. Sau đó, họ sẽ ngâm chúng trong nước từ 2 – 3 ngày. Sau khoảng thời gian này, thợ sẽ vớt chúng ra gọt, bào mỏng bằng tay và bịt, khóa chốt thành mặt trống.

Quy trình làm trống đòi hỏi sự tinh tế và tai thính của người thợ
Quy trình làm trống đòi hỏi sự tinh tế và tài thẩm âm của người thợ

Bước 3: Bưng trống

Sau khi phơi khô và bào trà tang trống đã nhẵn nhụi thì người thợ sẽ bưng mặt trống. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có đôi tai cực thính để thẩm định chất lượng âm thanh của trống. Nếu như thấy tiếng trống chuẩn, họ sẽ cố định mặt trống vào thân trống. Sau đó, dùng đến đinh của cây tre già để cố định lại mặt trống.

Gặp gỡ các nghệ nhân lành nghề

Để làm ra một cái trống tốt, có âm vang chuẩn các nghệ nhân không chỉ cần phải biết chọn nguyên liệu, khéo léo trong các công đoạn tạo trống mà còn phải biết thẩm âm. Trống khi đã đạt chuẩn thường có tiếng đánh “bầm” hoặc “tang”. Để nghe được tiếng trống này, nghệ nhân sẽ phải rèn luyện từ thủa nhỏ và tích lũy kinh nghiệm qua năm tháng.

Các nghệ nhân ở làng nghề sẵn sàng chia sẻ thông tin cho bạn
Các nghệ nhân ở làng nghề sẵn sàng chia sẻ thông tin cho bạn

Đây cũng chính là lý do mà các truyền nhân của nghệ nhân làng trống Lâm Yên Hội An rất ít nhưng chất lượng. Ghé thăm làng nghề, bạn sẽ được người dân nơi đây nhắc đến tên các nghệ nhân nổi tiếng ở làng.

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa làm trống và các bí kíp hay ho, bạn có thể tới gặp gỡ những nghệ nhân lành nghề này. An tâm rằng, họ luôn thoải mái chia sẻ và giúp bạn hiểu hơn về văn hóa làm trống.

Tìm hiểu bí quyết tạo mặt trống vang chỉ có tại Làng trống Lâm Yên

Để tạo được mặt trống vang, người làm trống cần phải chọn thật kỹ loại da trâu già. Sau đó, họ căng ra và phơi khô chúng. Cắt da trâu theo kích cỡ miệng trống mà người thợ đã định từ trước. Sau đó, họ tiến hành ngâm vào nước trong 2 – 3 ngày. 

Sau khoảng thời gian này thì vớt ra gọt, bào mỏng bằng tay. Có như vậy, trống vang mới có âm sắc chuẩn. Âm thanh phát ra giảm dần độ dày từ phía đai, niềng trống… Những bí kíp này, nói ra thì rất dễ nhưng để áp dụng thì không mấy ai làm được.

Rất nhiều trường học, chùa chiền dùng trống của làng Lâm Yên
Rất nhiều trường học, chùa chiền dùng trống của làng Lâm Yên

Lưu ý tham quan Làng trống Lâm Yên

Ghé thăm làng trống Lâm Yên Hội An, du khách nên bỏ túi những kinh nghiệm vàng dưới đây: 

Thứ nhất, không đi vào những tháng 9, 10, 11, 12. Bởi thời điểm này tiết trời ở xứ Quảng thường có nhiều mưa và chịu ảnh hưởng của bão. Nếu bạn đi vào khoảng thời gian này không chỉ không thể khám phá được nét đẹp của phố cổ Hội An, thưởng thức các đặc sản ở phố Hội mà còn không thể bước chân đến các làng nghề một cách thoải mái. Việc check in cũng sẽ gặp nhiều trắc trở.

Thứ hai, vì làng nghề nằm trong khu vực miền Trung nên người dân ở đây ăn cay khá nhiều. Khi gọi món hay ăn cùng với người dân, nếu không ăn được món cay bạn hãy thoải mái chia sẻ nhé!

Thứ ba, giọng của người dân Quảng Nam có phần đặc biệt hơn so với những nơi khác. Vì thế, nếu có thể, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu trước. Khi đến làng nghề sẽ dễ dàng nói chuyện và nghe hiểu những điều mà người dân chia sẻ.

Khám phá nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hội An

Bên cạnh làng trống Lâm Yên, du khách có thể kết hợp ghé thăm những làng nghề truyền thống khác như: 

Chuyến du lịch này sẽ thú vị và trọn vẹn hơn bao giờ hết nếu như du khách có thời gian để khám phá hết các làng nghề truyền thống đó. Ngoài ra, thế giới ẩm thực ở Hội An rất phong phú. Có khá nhiều đặc sản Hội An mà bạn nên thử qua như cơm hến, cao lầu, bánh đập… đừng quên thưởng thức nhé!

Với không gian thanh bình, mộc mạc và các giá trị văn hóa độc đáo, làng trống Lâm Yên Hội An chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Để chuyến đi có phần hấp dẫn và giảm tối đa các chi phí, du khách có thể tham khảo một số tour như sau:

Rate this post
Bài viết liên quan