Hội Quán Phúc Kiến Hội An – Di sản văn hoá phố cổ

Hội Quán Phúc Kiến Hội An – Di sản văn hoá phố cổ mang đậm giá trị lịch sử. Một công trình kiến trúc Trung Hoa độc đáo từ những năm trước đây. Hội Quán là di tích và là sản vật còn lại do người Hoa xây dựng. Hội Quán Phúc Kiến được đặt ở không gian cổ kính tại Hội An chính là điểm đến lý tưởng cho chuyến vi vu của bạn. Cùng Công ty du lịch Hội An tham khảo và lên kế hoạch cho hành trình tham quan Phúc Kiến sắp tới của mình nhé.

Hội Quán Phúc Kiến Hội An
Hội Quán Phúc Kiến Hội An – Di sản văn hoá phố cổ

Giới thiệu Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Lịch sử Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Hội quán Phúc Kiến ở Hội An xây dựng từ những năm 1697 của thế kỷ 16. Mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị lâu đời của nền kiến trúc tiêu biểu Hội An. Sở hữu các biểu tượng chạm khắc tinh xảo với không gian lớn uy nghiêm. Nhà thờ có ý nghĩa là nơi thờ thần sông nước, cầu bình an, mưa thuận gió hòa, thuận lợi trong việc làm ăn. 

Tìm hiểu lịch sử Hội Quán Phúc Kiến Hội An
Tìm hiểu lịch sử Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Theo lịch sử Trung Hoa thì vào năm 1649, nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh và lập ra triều Mãn Thanh tại địa phận Trung Quốc. Các tướng lĩnh nhà Minh không phục đã phản công đánh trả nhằm khôi phục lại nhà Minh nhưng bất bại. Họ đã cùng gia đình vượt biển đến khu vực Đông Nam Á và đặt chân đến Hội An. 

Tiền thân Hội Quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Người dân thường xin bà ban phước lành cho các thương nhân ở ngoài biển khơi. Và về sau Hội Quán trở thành nơi hội họp thường xuyên của những người Phúc Kiến. Là nơi gặp gỡ các đồng hương Phúc Kiến đến sinh sống và lập nghiệp tại Hội An cho đến bây giờ. 

Hội Quán Phúc Kiến ở đâu?

  • Địa chỉ: Số 46 đường Trần Phú – Cẩm Châu – Hội An – tỉnh Quảng Nam.
Hội Quán Phúc Kiến tọa lạc giữa trung tâm phố cổ Hội An
Hội Quán Phúc Kiến tọa lạc giữa trung tâm phố cổ Hội An

Tọa lạc giữa trung tâm đô thị Phố cổ Hội An khá tiện lợi. Dễ dàng tham quan và di chuyển đến các điểm du lịch lân cận. Hội Quán Phúc Kiến được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn tại Hội An. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp tráng lệ của kiến trúc và một không gian linh thiêng. Nhờ sự đóng góp trùng tu xây dựng của Hoa Kiều đến từ Phúc Kiến. Hội Quán đã làm tăng thêm diện mạo cùng với kiến trúc Hội An cổ kính. Mang đến sự khang trang và rực rỡ hơn.

Đường đi tới Hội Quán Phúc Kiến

Vị trí Hội Quán Phúc Kiến Hội An nằm ngay trên tuyến đường Trần Phú. Đây là trục đường chính nối dài đi vào trung tâm phố cổ. Đường đến Hội Quán rất dễ đi nên đây cũng là nơi thu hút nhiều du khách ghé đến. Theo dõi lộ trình đi đến Hội Quán như sau:

Bản đồ đường đi tới Hội Quán Phúc Kiến
Bản đồ đường đi tới Hội Quán Phúc Kiến

– Đường quốc lộ nối từ Đà Nẵng – Hội An: Bạn có thể di chuyển theo đường Lê Văn Hiến. Đi đến DT607 thuộc địa phận Điện Bàn – Hội An thì tiếp tục thẳng đến khu vực Hội An. Khi thấy đường Lý Thường Kiệt (ngay đèn giao thông). Đến đây bạn chỉ cần đi theo bản đồ sẽ đến được Phúc Kiến. 

– Đường biển hướng Đà Nẵng – Hội An: Di chuyển dọc tuyến đường biển Võ Nguyên Giáp nối liền đến đường Trường Sa. Tiếp tục đi thẳng sẽ gặp đường Lạc Long Quân thuộc địa phận Hội An. Rẽ phải vào đường Hai Bà Trưng – rẽ trái đường Trần Hưng Đạo – rẻ phải đường Lê Lợi là đến đường Trần Hưng Đạo (Hội Quán Phúc Kiến).

Và cũng từ đây, chỉ mất 3km để di chuyển đến làng gốm Thanh Hà Hội An – một địa danh nổi tiếng của làng nghề Chăm. Hay check in lò gạch cũ Hội An không quá khó khi xuất từ Hội Quán Phúc Kiến – Nơi phố cổ huyền thoại. 

Giá vé tham quan Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An

  • Giá vé: 80.000 vnđ/ vé/ khách Việt và 150.000 vnđ/ vé/ khách quốc tế.
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 hàng ngày
vé tham quan Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An
Giá vé tham quan Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An

Hội An không bận tâm đến không gian hay thời gian mà vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ kính. Nơi đây thuộc điểm du lịch nên bạn phải mua vé để có thể tham quan Hội Quán. Chỉ cần sở hữu 1 chiếc vé, du khách có thể chọn 3 trong 21 điểm tham quan tại phố cổ. Danh sách gồm:

  • Văn hóa kiến trúc: Miếu Quan Công, Chùa Cầu, Tụy Tiên Đường Minh Hương và Đình Cẩm Cẩm Phổ.
  • Bảo tàng: Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa dân gian, Gốm sứ Mậu Dịch, bảo tàng Hội An.
  • Hội Quán: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Thương Dương, Hải Nam.
  • Kiến trúc nhà cổ: Phùng Hưng, Đức An, Quân Thắng, 
  • Nhà thờ tộc: Nhà thờ tộc Trần, Nhà thờ tộc Nguyễn.
  • Các lăng mộ của những thương nhân từ Nhật Bản và các hoạt động nghệ thuật dân gian đặc sắc tại Hội An.
Hội An rực rỡ về đêm bên chiếc chùa Cầu nổi tiếng
Hội An rực rỡ về đêm bên chiếc chùa Cầu nổi tiếng

Kiến trúc Hội Quán Phúc Kiến Hội An độc đáo

Khuôn viên chùa Phúc Kiến

Bước đến cổng Hội Quán, bạn sẽ ngỡ ngàng trước một khoảng sân vườn rộng lớn. Nơi của hình tượng cá chép và những pho tượng chạm khắc tinh tế. Tiếp bước chậm rãi và cùng chiêm ngưỡng bức bích họa đầy tính nghệ thuật, đường nét cầu kỳ và đặc sắc nhất. 

khuôn viên chùa Phúc Kiến
Khuôn viên chùa Phúc Kiến có không gian thoáng đãng và một kiến trúc cổ độc đáo

Tại khuôn viên của hội quán Phúc Kiến ở Hội An, thưởng thức không gian bày trí của các chậu hoa cảnh. Với các hồ cá sắp xếp theo bố cục đẹp mắt làm nên không gian ấn tượng khi đến đây. 

Chính điện chùa Phúc Kiến

Tiếp đến bên trong là khu chính điện chùa Phúc Kiến, nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phật Bà Quán Thế Âm, Bà Chua sanh thai, Thần Tài và 12 bà mụ. 

Chính điện chùa Phúc Kiến
Chính điện chùa Phúc Kiến

Phía bên trái của chính điện có trưng bày mô hình của chiếc thuyền. Biểu tượng chiếc thuyền gặp nạn của các thương nhân vào những năm 1875. Đặc biệt đôi mắt to ở hai bên thuyền theo quan niệm nó có thể thấy được những hiểm nguy sẽ gặp phải trên biển khơi. 

Biểu tượng chiếc thuyền của các thương nhân đến từ Trung Hoa
Biểu tượng chiếc thuyền của các thương nhân đến từ Trung Hoa

Bên phải chính điện có thờ vị thần Thiên Lý Nhãn và vị thần Thuận Phong Nhĩ. Đây là hai vị thần có tài nhìn và nghe xe hàng vạn dặm và là thận phụ tá của Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Nhằm báo đến Bà Thánh Mẫu để ra tay cứu giúp ngư dân.

Địa điểm tham quan Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan trùng tu vào năm 1975, là công trình kiến trúc không thể bỏ qua khi ghé đến Hội Quán Phúc Kiến. Toàn bộ công trình Tam Quan lợp ngói âm dương bằng sành sứ. Chính giữa cổng Tam Quan có khắc 4 chữ Hán ý nghĩa “Hội Quán Phúc Kiến”. Còn 3 chữ trên là “Kim Sơn Tự” (đây là tên cũ của Hội Quán).

Hai vòng tròn tượng trưng cho trời và đất - Thờ ông Nhật và bà Nguyệt
Hai vòng tròn tượng trưng cho trời và đất – Thờ ông Nhật và bà Nguyệt

Tại cổng Tam Quan mở ra 3 lối với 3 ý nghĩa: thiên – địa – nhân. Đối với các ngày thường chỉ mở 2 cánh Thiên và Địa. Cánh cửa giữa là Nhân chỉ mở để đón khách vào những ngày lễ lớn đặc biệt. Tiến vào bên trong là những tiểu cảnh thiên nhiên hút hồn với không gian rộng tới 3000m2. Bao gồm: khoảng sân trước và sau, chính điện, hồ nước,…

Nét đẹp hoài cổ của chùa Phúc Kiến
Nét đẹp hoài cổ của chùa Phúc Kiến

Cá Chép vượt Vũ Môn

Hòn nam bộ có hình tượng cá chép vượt Vũ Môn hay cá chép hóa rồng mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Du khách sẽ chiêm ngưỡng và khám phá về biểu tượng nổi tiếng của Trung Quốc. Cá chép vượt qua mọi đợt sóng và các loài thủy tộc để lọt vào Vũ Môn. Đem đến sự sung túc, phú quý và hồi sinh cho nhân loại. 

Cá chép Vượt Vũ Môn là biểu tượng truyền thuyết nổi tiếng tại Trung Quốc
Cá chép Vượt Vũ Môn là biểu tượng truyền thuyết nổi tiếng tại Trung Quốc

Long – Lân – Quy – Phụng

Tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng đại diện cho sức mạnh của trời và đất. Rồng mang ý nghĩa của sự uy quyền, mạnh mẽ thì con lân là biểu tượng của sự may mắn và thành công. Quy hay rùa đem đến sự trường tồn và phượng đại diện cho quyền lực của tầng trên. Tham quan Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An, bạn sẽ chiêm ngưỡng rõ về 4 con vật linh thiêng này.

Các vòng nhang lớn bên trong

Vòng hương là điểm nhấn nổi bật tại Hội Quán Phúc Kiến. Chùa Phúc Kiến rất linh thiêng, vì vậy rất nhiều du khách hành hương tại địa chỉ này. Khi thắp nhang cầu nguyện, du khách sẽ viết tên đầy đủ thông tin gia đình và treo lên các vòng nhang lớn. Mong muốn độ trì cho gia đình nhiều sức khỏe, công việc làm ăn thuận lợi. Khi vòng nhang cháy hết, Hội Quán sẽ lấy đốt các mảnh giấy này để lời ước linh thiêng. 

chùa phúc kiến hội an
Các vòng nhang lớn bên trong Hội An là điểm nổi bật của không gian nơi đây

Bộ bàn đá

Tại khu vực tiền đình có một bộ bàn đá màu xanh ngọc. Các thương dân Phúc Kiến thường ngồi ở đây để hội họp, bàn công việc ở thời điểm trước đây.

Bộ bàn đá là nơi hội họp của các Hoa Kiều lúc bấy giờ
Bộ bàn đá là nơi hội họp của các Hoa Kiều lúc bấy giờ

>>> Tham khảo thêm: Tour Hội An Ngũ Hành Sơn

Chính điện

Như đã đề cập phía trên, khu vực chính điện là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Bà là vị thần đặc biệt mà hầu hết các ngôi miếu Hoa tại Hội An đều thờ bà. Bà được mệnh danh là nữ thần biển đưa người dân đến bình an, vượt qua các hoạn nạn trên bước đường phiêu bạt. 

Các miếu Hoa tại Hội An hầu như đều thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu
Các miếu Hoa tại Hội An hầu như đều thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Hậu Tẩm

Hậu Tẩm là khu vực thờ cùng 6 vị Lục Tướng Vương Gia bao gồm: Khâm Vương, Trương Vương, Chu Vương, Thuấn Vương, Thập Tam Vương và Hoàng Vương. Cả 6 vị tướng này là người Phúc Kiến mở đầu cho cuộc chiến phục Minh nhưng không thành. Cứ đến 16/2 âm lịch hằng năm là ngày giỗ tổ 6 vị này. Mọi người thường đến đây dâng hương cầu cho gia đình khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa.

Hội Quán - Nơi lưu lại nhiều di tích lịch sử hấp dẫn
Hội Quán – Nơi lưu lại nhiều di tích lịch sử

3 Bà chúa sinh thai và 12 Bà Mụ

Bàn thờ bà Chúa sinh thai được đặt bên phải Bà chúa sinh thai là người nặn ra hình hài của một đứa trẻ. Hai bà còn lại là Bà khai sinh và Bà khai tử. Phía dưới thờ 12 Bà Mụ, mỗi bà đảm nhiệm chăm sóc thay phiên 1 đứa trẻ trong 12 tháng đầu. Những đứa trẻ sẽ được các Bà Mụ chở che và ban phước lành.

Tham khảo các tour du lịch Hội An hấp dẫn:

Tham quan Hội Quán Phúc Kiến cần lưu ý gì?

Đi vào thời điểm nào lý tưởng nhất?

Bạn có thể tham quan Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An vào bất cứ thời điểm nào theo mốc thời gian nêu trên. Nhưng theo kinh nghiệm du lịch Hội An, để có chuyến trải nghiệm đông vui và tuyệt vời. Bạn nên chọn các ngày lễ lớn như tết hoặc ngày diễn ra sự kiện tại Hội Quán như 16/2 và 23/2 âm lịch. 

check in hội an - hội quán phúc kiến ở hội an
Có thời gian tham quan và chụp hình ngàn kiểu với các kiến trúc đặc sắc.

Thời điểm này khá đẹp để có chuyến Tour Hội An trọn vẹn nhất. Ban ngày có nắng vàng rực rỡ, ban đêm thời tiết khá mát mẻ để bạn dạo phố cổ. Hòa mình vào các lễ hội đặc biệt, các hoạt động vui chơi náo nhiệt. 

Nên mặc gì khi tham quan Hội Quán Phúc Kiến?

Hội Quán Phúc Kiến Hội An là điểm dừng chân thu hút và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách thập phương. Hội Quán là nơi linh thiêng nên khi ghé đến du khách cần ăn mặc lịch sự. Chẳng hạn: quần dài, áo dài tay, áo phông, đầm dài. Phù hợp với không gian trang nghiêm của nơi thờ cúng, tránh các trang phục hở hang.

Nên mặc gì khi tham quan Hội Quán Phúc Kiến?
Nên mặc gì khi tham quan Hội Quán Phúc Kiến?

Đến Hội Quán Phúc Kiến nên ăn gì?

Đã đến Hội Quán – Hội An phố cổ thì không nên bỏ qua đặc sản Hội An nức tiếng. Khám phá ẩm thực Hội An mang dư vị rất riêng. Với các món ăn đậm đà hương vị quê hương hấp dẫn mọi du khách như cao lầu, mì quảng, bánh mì, chè cùng nhiều món dân dã khác. 

tham quan phúc kiến - ăn đặc sản hội an
Tham quan Phúc Kiến đừng quên thưởng thức đặc sản Hội An

Hội Quán Phúc Kiến Hội An là một địa điểm tham quan ý nghĩa rất đáng để ghé dù chỉ một lần. Đây không chỉ là di tích lịch sử, di sản văn hóa phố cổ mà còn mang đến một công trình tráng lệ với những nét chạm khắc đỉnh cao của kiến trúc Trung Hoa đặc sắc. Hội Quán đã góp phần tăng thêm tính nghệ thuật vào không gian kiến trúc cổ đầy giá trị của Hội An. 

5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết liên quan