Làng đúc đồng Phước Kiều Hội An với bề dày lịch sử hơn 400 năm được du khách thập phương yêu thích và dành nhiều thời gian ghé thăm. Vậy làng nghề truyền thống này có điểm gì đặc biệt? Tour Hội An sẽ bật mí chi tiết ở bài viết, đọc ngay nhé!
Đôi nét về Làng đúc đồng Phước Kiều Hội An
Làng đúc đồng Phước Kiều được biết tới là một điểm hẹn văn hóa mang đầy đủ tinh hoa xứ Quảng. Địa chỉ và bề dày lịch sử của điểm văn hóa này như sau:
Địa chỉ Làng Phước Kiều
Làng đúc đồng Phước Kiều nằm ở xã Điện Phương, thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Làng nghề truyền thống này mở cửa từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều hằng ngày. Từ phố cổ Hội An, bạn chỉ cần men theo hướng đường Hùng Vương, Phạn Phán là có thể đến đây rồi.
Tìm hiểu bề dày lịch sử làng nghề Phước Kiều
Theo nhiều sử sách thì người khai sinh ra làng nghề truyền thống này cố tên là Dương Tiền Hiền, người gốc Thanh Hóa di cư vào Quảng Nam. Ông đã khai sinh ra nghề đúc đồng và dạy cho rất nhiều người dân ở đây.
Ban đầu, người ta chỉ đúc binh khí, đồ gia dụng để phục vụ cho vua chúa, quân nhà Nguyễn. Về sau, người dân bắt đầu chú trọng đến việc đúc các loại tượng và từ đó làng chú tượng Phước Kiều đã ra đời.
Cuối thế kỷ 18, quân Tây Sơn đã dừng chân tại xã Điện Bàn và tổ chức rèn đúc vũ khí. Họ đã thành lập làng tạc tượng Đông Kiều. Vào năm 1832, vua Minh Mạng đã sáp nhập làng chú thượng Phước Kiều và làng tạc tượng Đông Kiều về làm 1. Vua đã đặt tên gọi chung là làng đúc đồng Phước Kiều.
Tên gọi đó đã tồn tại đến ngày nay và đem đến nhiều giá trị văn hóa to lớn cho vùng đất Quảng Nam.
Những sản phẩm độc đáo được sản xuất tại Làng Phước Kiều
Làng Phước Kiều sản xuất rất nhiều sản phẩm độc đáo và được người dân tứ phương yêu thích. Các chuyên gia trong lĩnh vực đúc đồng cũng đánh giá cao những sản phẩm của nghệ nhân ở làng truyền thống này.
Những sản phẩm độc đáo được sản xuất tại làng đúc đồng Phước Kiều có thể kể đến như chuông đồng, chiêng đồng, tượng đồng, nhạc cụ bằng đồng, tranh – chữ đồng, đồ đồng thờ cúng – trang trí, đồ phong thuỷ,…
Trải nghiệm thú vị khi tham quan Làng đúc đồng Phước Kiều Hội An
Nếu có cơ hội ghé thăm ngôi làng truyền thống này, du khách sẽ được trải nghiệm những điều tuyệt vời sau đây:
Khám phá nét đẹp bình dị và con người hiếu khách tại Làng nghề Phước Kiều
Làng đúc đồng Phước Kiều vốn là một ngôi làng truyền thống, lâu đời. Chính vì thế, mỗi một góc không gian trong làng đều mang đậm nét văn hóa của dân tộc. Không khí ở làng này không quá nhộn nhịp, rất yên tĩnh. Chính vì thế, du khách khi ghé thăm làng có thể tận hưởng được nét đẹp bình dị và thư giãn tại ngôi làng.
Người dân trong làng đều chân chất và rất đỗi hiếu khách. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử ngôi làng cũng như các chi tiết đặc trưng về đời sống của người dân nơi đây có thể thoải mái đặt câu hỏi với họ. Người dân ở làng nghề truyền thống Phước Kiều chắc chắn sẽ mỉm cười và giải đáp cho bạn.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo, giá trị nơi đây
Làng đúc đồng Phước Kiều nằm trải dài trên tuyến đường từ phố cổ Hội An đến thánh địa Mỹ Sơn. Nơi đây vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm mang đậm văn hóa xưa cũ như nhạc cụ, đồ phong thủy, cồng, chiêng…
Để cho ra đời những sản phẩm này, các nghệ nhân đã phải thực hiện rất nhiều công đoạn như nhồi đất, giáp khuôn, pha chế kim loại… Mỗi một khâu luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, năng khiếu và bí kíp gia truyền.
Nhìn từ bên ngoài, du khách có thể cảm nhận được nét đẹp độc đáo, mới lạ của chúng. Khi ghé thăm ngôi làng, du khách có thể chiêm ngưỡng các sản phẩm được trưng bày ở các cửa hàng hoặc ngắm trực tiếp ở các xưởng sản xuất. Trải nghiệm thú vị này quả thực rất đáng để bạn dành thời gian đúng không?
Gặp gỡ những nghệ nhân tài ba tại Làng nghề đúc đồng Phước Kiều
Tất cả các sản phẩm được sản xuất tại làng nghề truyền thống không chỉ đòi hỏi bí quyết gia truyền mà còn cần một đôi tai thính, bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của nghệ nhân. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa sản phẩm của làng nghề với những nơi khác.
Nhắc đến làng nghề Phước Kiều, hẳn rằng, bất cứ người dân nào cũng biết đến công tình Đại Hồng Chung ở nghĩa trang liệt sĩ xã Điện Bàn. Đây là công trình do 40 nghệ nhân tài giỏi ngày đêm đúc, rèn và cố gắng hoàn thành. Chiếc chuông này có đường kính lên đến 1,3m. Trọng lượng chuông lên tới 2 tấn.
Chuông được xem là hợp kim đồng có kích thước lớn nhất, mang đậm hùng ca và thể hiện được nét văn hóa sâu sắc của người dân xứ Quảng.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng nghệ nhân lão làng không còn nhiều. Thế nhưng, những truyền nhân của họ vẫn đang còn đó và sẽ tiếp tục phát triển nghề đúc đồng.
Khám phá quy trình đúc đồng chuyên nghiệp
Một trong những trải nghiệm thú vị mà các du khách ghé thăm làng Phước Kiều nên thử đó là khám phá quy trình đúc đồng ở đây. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến mọi bước trong quy trình đúc ra một sản phẩm đồng ở làng. Mỗi một sản phẩm đều phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau.
Người thợ ở làng sẽ phải thực hiện từ những bước cơ bản là nhồi đất, giáp khuôn, pha chế kim loại, trổ điệu, thử tiếng. Từng người từng người đều phải có kinh nghiệm và biết cách sản xuất từng sản phẩm
Để biết thêm về các bước đúc đồng, du khách có thể ghé bất cứ tiệm đúc đồng nào ở làng nghề để ngắm nhìn. Những nghệ nhân ở làng nghề luôn thoải mái chia sẻ thông tin và giúp bạn hiểu hơn về quá trình 1 sản phẩm đồng được đúc ra..
Du khách có thể mua sản phẩm tại đây về làm quà
Sau khi kết thúc quá trình tham quan làng nghề, du khách có thể mua một vài sản phẩm đồng ở đây để về làm quà cho bạn bè người thân. Các sản phẩm lưu niệm được bán ở làng nghề có giá rất bình dân. Hơn nữa, người dân đặc biệt tỉ mẩn trong công đoạn tư vấn và giúp bạn chọn được vật lưu niệm phù hợp với từng đối tượng được nhận quà.
Chính vì thế, tin rằng, những món quà mà bạn mang về từ làng nghề sẽ khiến mọi người trầm trồ và hạnh phúc!
Lưu ý khi tham quan Làng đúc đồng Phước Kiều Hội An
Làng đúc đồng Phước Kiều ở thời điểm hiện tại đã đón rất nhiều lượt khách ghé thăm mỗi năm. Tuy nhiên, để có chuyến đi khám phá vẹn toàn nhất, du khách nên chú ý một vài điều sau:
- Hãy mang theo các món đồ dùng cá nhân thật cẩn thận. Hãy mang thêm ô hoặc áo chống nắng để tham quan làng nghề thoải mái hơn, đặc biệt là trong những ngày tiết trời nắng gắt.
- Nếu muốn ăn uống và thưởng thức các đặc sản Quảng Nam, du khách nên di chuyển về hướng Hội An để thưởng thức. Ở đây sẽ có nhiều đặc sản ngon, bổ, rẻ và chuẩn vị hơn.
- Khi ghé thăm làng, bạn có thể tùy ý mặc các kiểu trang phục khác nhau. Tuy nhiên, nếu đi vào mùa nắng, hãy chú ý che chắn và dùng kem chống nắng để làn da không bị ảnh hưởng.
- Ở bất cứ đâu cũng vậy, du khách nên chú ý đến việc bảo vệ môi trường. Đừng vứt rác bừa bãi và có những hành động vô văn hóa, ảnh hưởng đến cảnh quan của làng nghề.
Khám phá kết hợp những Làng nghề truyền thống tại Hội An
Nằm gần với làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều còn có các làng nghề:
- Làng rau Trà Quế: Nằm ở xã Trà Quế, xã Cẩm Hà. Nơi đây thu hút du khách bởi nhiều vườn rau xanh mướt, trà quế…
- Làng mộc Kim Bồng: Ngôi làng tọa lạc ở xã Cẩm Kim, thành phố Hội An. Làng nổi tiếng với nhiều món đồ gia dụng từ gỗ và cho du khách nhiều trải nghiệm khó quên với đôi bàn tay khéo léo, tài ba của các nghệ nhân.
- Làng chiếu Bàn Thạch: Làng chiếu nổi bật với nhiều góc view sống ảo và nghề làm chiếu truyền thống
- Làng đèn lồng truyền thống: Ngôi làng sản xuất những mẫu đèn lồng nổi tiếng khắp phố cổ Hội An.
- Làng Lụa Hội An: Nổi tiếng với nghề ươm tơ, dệt lụa. Làng là bức tranh tái hiện rõ nhất cuộc đời của nghệ nhân ngành dệt, thu hút sự chú ý của đông đảo du khách tham quan và trải nghiệm.
Ngoài các làng nghề này còn có làng gốm Thanh Hà. Nếu có thời gian bạn cũng nên ghé thăm để tìm hiểu kỹ hơn về làng nghề cũng như check in với hàng triệu góc view siêu đỉnh tại đây nhé!
Lời Kết
Với những thông tin trên, hẳn rằng các quý bạn đọc đã có thêm những kinh nghiệm tham quan làng đúc đồng Phước Kiều. Nếu có cơ hội du lịch Hội An – Quảng Nam, du khách tuyệt đối đừng bỏ lỡ thời gian ghé thăm các làng nghề truyền thống này để hiểu thêm về văn hóa của dân tộc Việt nhé!
Xem thêm: