Một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm, tại các làng biển xung quanh phố cổ Hội An mà du khách hay tìm đến nhất là lễ hội Long Chu. Lễ hội này mang ý nghĩa cầu mong sự bình an, sức khỏe và may mắn cho người dân.
Tìm hiểu Lễ hội Long Chu Hội An
Lễ hội Long Chu Hội An là một loại di sản văn hóa phi vật thể rất nổi tiếng thu hút rất đông du khách tìm đến. Hãy cùng tour du lịch Đà Nẵng – Hội An tìm hiểu tại sao Lễ hội này là có sức hút mạnh mẽ đến thế nhé!
Nguồn gốc hình thành Lễ rước Long Chu
Lễ hội Long Chu hay còn gọi là lễ rước Long Chu, nó có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian của người Việt. Theo quan niệm của dân gian, ôn hoàng, dịch lệ là lực lượng siêu nhiên gây hại cho người. Tuy rất đáng sợ nhưng cũng cần phải kính nể. Thế nên, khi làm thuyền Long Chu phải dựa vào loại thuyền của vua chúa để chở thần, tướng, âm binh áp tải, tống quái đi, nhờ đó sẽ có được sức khỏe.
>>> Xem thêm: Trải nghiệm tour Ngũ Hành Sơn Hội An 1 ngày giá rẻ.
Ý nghĩa Lễ hội Long Chu
Đây một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người Việt. Và cũng là dịp để người dân cùng nhau thể hiện lòng biết ơn cũng như cầu nguyện cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trong truyền thống tâm linh của người Việt Nam, Long Chu là vị thần bảo hộ và mang lại may mắn cho con người. Vì vậy, lễ hội Long Chu là dịp để kính tứ phương và cầu mong sự an lành và bình yên cho gia đình, cộng đồng.
Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lễ hội Long Chu còn là nơi thể hiện sự tự hào và truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Nét đẹp trong lễ hội này chính là sự kết hợp giữa tín ngưỡng, nghệ thuật và văn hóa dân gian, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu và đặc sắc.
Thời điểm tổ chức Lễ hội rước Long Chu Hội An
Thời gian tổ chức lễ hội Long Chu là vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Được diễn ra tại các đình, làng hoặc các nhà trụ sở chính quyền ở thôn, ấp.
>>> Book tour : 1 ngày đi Đà Nẵng Hội An Cù Lao Chàm giá rẻ
Nghi thức và cách thức hoạt động của Lễ hội Long Chu Hội An
Giống như các lễ hội truyền thống khác ở Hội An, lễ hội Long Chu cũng bao gồm phần lễ và phần hội. Đặc biệt, phần lễ sẽ diễn ra đúng trình tự, thủ tục mà bấy lâu nay vẫn giữ gìn và kế thừa.
Phần lễ
Mọi việc để bắt đầu lễ hội Long Chu sẽ được chuẩn bị kỹ càng xong trước 01 ngày. Lúc này 7 thầy phù thủy sẽ do thầy Cả dẫn đầu cùng các học trò lễ (người phụ tá) đi làm phép trấn yểm.
- Đầu tiên là Lễ cáo thần (Lễ túc yết) vào khoảng từ 12 – 2 giờ đêm, với các lễ vật đơn sơ như hương đăng trà quả. Tới 6 – 8 giờ sáng thì làm lễ tế thần, để bày tỏ lòng thành của dân làng. Lễ diễn ra một cách trang nghiêm với các văn tế và nhạc lễ.
- Đến 8 – 10 giờ sáng thì lễ cúng Long Chu chính thức bắt đầu. Thầy Cả cho quay đầu Long Chu ra cổng, đọc những bài chú riêng. Các thầy còn lại thì điểm nhạc, đọc kinh và dâng những thứ cần thiết cho thầy Cả. Thầy Cả sẽ đọc văn triệu 32 tướng chỉ huy, văn triệu âm binh, văn phát lương, văn phát nại binh.
- Tiếp theo, lễ kết thúc tại đình và chuyển sang phần rước Long Chu. Long Chu được đưa tới những nơi đã trấn yểm hôm trước và các thầy phụ đọc kinh, giật khăn trấn yểm. Tới tối, người trong làng dùng roi quất khắp nơi để xua đuổi mọi điều xui xẻo, rồi tràn ra đường đốt khói lửa sáng rực chờ Long Chu đến. Họ đốt pháo, quảng roi vào Long Chu và giật bùa về dán ở ngõ để cầu may mắn, bình an.
- Và đến tầm 21 giờ, đám rước đến một nơi vắng rồi nổi lửa đốt Long Chu. Nơi nào gần sông thì họ thả xuống sông, phía trên Long Chu có gắn những chén dầu, làm đèn cháy sáng và trôi dần ra biển.
Phần hội
Sau khi kết thúc phần lễ cúng thì sẽ đến với phần hội. Đây là dịp để người dân Hội An và du khách cùng tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí. Các trò chơi như hát hò khoan, xô cộ, cùng với các trò chơi dân gian được tổ chức. Người dân trong làng từ người già đến trẻ con đều tham gia và lễ hội Long Chu đến tận đêm khuya.
Đồng thời, phần hội của lễ hội Long Chu cũng là dịp để người dân và du khách góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay.
>>> Tham khảo thêm: trải nghiệm tour bán đảo Sơn Trà Ngũ Hành Sơn Hội An giá rẻ.
Các lễ hội nổi tiếng được diễn ra hằng năm tại Hội An
Ngoài lễ hội Long Chu thì còn có rất nhiều lễ hội khác được diễn ra tại Hội An hằng năm, có thể kể đến:
- Lễ hội vía Bà Thiên Hậu: Được diễn ra vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch hằng năm, để cầu cho ngư dân bình an, ấm no hạnh phúc, quốc thái dân an.
- Lễ hội Bà Thu Bồn: Diễn ra vào ngày 10 – 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và khát vọng phồn vinh.
- Giỗ Tổ nghề Yến: Tổ chức ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Với mục đích tri ân những bậc tiền bối đã có công khai phá nên nghề thu hoạch Yến sào, cầu mong bình yên trên biển.
- Lễ Cầu Bông: Để bày tỏ lòng thành kính với những bậc tiền nhân đã khai phá nên làng rau Trà Quế. Được diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng âm lịch.
- Lễ tế Cá Ông: Bày tỏ sự kính trọng, tôn vinh, ghi nhớ công lao to lớn của các bậc thần linh và nguyện ước phát triển của ngư dân. Được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, việc duy trì và phát huy những lễ hội truyền thống như Lễ hội Long Chu là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta không chỉ gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn đem lại sự đoàn kết và tình yêu thương cho cả cộng đồng.