Nhà cổ Phùng Hưng – Nhà cổ hơn 240 năm tuổi ở phố cổ Hội An

Nhà cổ Phùng Hưng là 1 trong những ngôi nhà cổ nổi tiếng lâu đời nhất phố cổ Hội An. Nhà cổ Phùng Hưng nằm gọn giữa thành phố cổ kính, đậm màu thời gian hoài niệm. Ngôi nhà đã trải qua 240 năm tuổi xuyên suốt quá trình phát triển của Hội An. Vừa là điểm du lịch, nó còn là chứng nhân lịch sử, di tích quốc gia được nhà nước công nhận.

Nhà cổ Phùng Hưng Hội An
Nhà cổ Phùng Hưng Hội An

Giàu ý nghĩa lịch sử nhà cổ Phùng Hưng hiển nhiên thu hút nhiều lượt du khách đến tham quan. Cùng tìm hiểu lịch sử và văn hóa mà ngôi nhà cổ này còn lưu giữ mãi đến nay nào!

Nhà cổ Phùng Hưng ở đâu?

Nhà cổ Phùng Hưng nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hội An. Du lịch Hội An, hỏi bất cứ người dân bản địa nào không ai là không biết. Nó ở số 4, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngôi nhà nằm kế bên chùa Cầu nổi tiếng – biểu tượng của thành phố Hội An. Du khách chỉ cần đi qua cầu, cách một căn nhà là đến nhà cổ Phùng Hưng.

Lúc trước, đây từng là một trong những vị trí đắc địa, sầm uất nhất nhì thương cảng Hội An. Thương nhân trong và ngoài nước lúc bấy giờ đến đây gặp gỡ, giao thương hàng hóa với nhau. Nên nhà cổ Phùng Hưng cũng đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm cùng sự phát triển của Hội An.

Lịch sử nhà cổ Phùng Hưng

Một nhân chứng lịch sử của phố cổ Hội An hơn 240 năm tuổi mang tên nhà cổ Phùng Hưng.

Thời gian nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng

Nhà cổ Phùng Hưng đã được phố cổ Hội An nuôi dưỡng suốt hơn 240 năm qua. Nhà cổ Phùng Hưng Hội An đã được xây dựng vào năm 1780. Đây cũng là thời gian đô thị cảng Hội An đang trong thời kỳ thịnh vượng và phát triển. Nên khi đến đây, một thời sầm uất, nhộn nhịp của phố cổ xưa tưởng chừng như đang sống lại.

Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An đã hơn 240 năm tuổi
Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An đã hơn 240 năm tuổi

Chủ nhân ngôi nhà xây dựng với mục đích trở thành nơi ông sinh sống và kinh doanh lâu dài. Ông kinh doanh với các mặt hàng phổ biến như quế, tiêu, muối, đồ sứ, thủy tinh,… Mong muốn làm ăn ngày càng phát đạt, vị thương nhân đã đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng. Cái tên Phùng Hưng cũng chính là tên hiệu buôn của ông, mang ý nghĩa là “hưng thịnh”.

Thiết kế nhà cổ Phùng Hưng

Với kinh tế dư giả cùng sự kết giao, vốn hiểu biết rộng hòa trong nền văn hóa được giao thoa nhiều nơi, vị thương gia đã thiết kế ngôi nhà theo một kiến trúc rất độc đáo và đặc biệt. Đó là kiến trúc cổng hưởng của ba trường phái văn hóa Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa.

Với hơi hướng Trung Hoa được thể hiện qua hệ thống ban công, cửa sổ, cửa chính của ngôi nhà. Mái lớn của gian nhà giữa là kiểu mái “tứ hải” – tức là bốn biển. Kiểu mái này là kiểu kiến trúc quen thuộc của Nhật Bản thời Edo. Mái gian trước và gian sau cùng hệ thống rường cột, sườn gỗ, xà dọc, xà ngang lại đậm nét kiến trúc Việt Nam truyền thống. Do được xây dựng bằng gỗ quý hiếm nên trải qua hơn hai thế kỷ, nó vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp của những ngày đầu. Ngôi nhà đúng là biểu tượng thời gian của sự giao thoa văn hóa trước đây của phố Hội.

Đã 8 thế hệ sinh sống ở nhà cổ Phùng Hưng

Lịch sử của nhà cổ Phùng Hưng đã trải qua 8 thế hệ. Chủ nhân hiện tại của nó cũng chính là con cháu đời thứ 8 của vị thương nhân nọ. Gia đình họ vẫn sống ở đây và cố gắng giữ gìn, bảo quản giá trị cho ngôi nhà bao năm nay. Gia đình cũng tạo ra 1 xưởng may, thêu thủ công tạo ra những món đồ lưu niệm đẹp mắt. Mục đích cũng để khách du lịch ghé thăm có thể mua về làm kỷ niệm. Các vị chủ cũng là những vị hướng dẫn viên du lịch am hiểu sâu rộng nhất về ngôi nhà. Họ say sưa và tự hào thuyết minh về nhà cổ Phùng Hưng của họ cho du khách. Các đường nét độc đáo, nội thất cổ xưa ngôi nhà đều được họ tái hiện 1 cách chi tiết.

Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia

Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia
Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia

Nhà cổ Phùng Hưng đã vinh dự khi được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia ngày 29/6/1993. Như một đứa con lớn hơn 240 tuổi của Hội An, ngôi nhà cũng đã chứng kiến biết bao thăng trầm tại nơi đất mẹ.

Ai là người dân Hội An chắc chắn không bao giờ quên trận lũ lụt lịch sử vào năm 1964. Khi ấy, nước dâng cao lên đến tận 2.5m, nước ngập lên cả sàn gỗ gác. Rất may ngôi nhà chính là chỗ cư trú an toàn cho 160 người dân trong suốt 3 ngày 3 đêm.

Vào năm 1999, thiên nhiên đã nổi giận và kéo hai cơn đại hồng thủy đến nhấn chìm cả khu phố cổ Hội An. Cơn đại hồng thủy để lại thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất và gây hư hại ngôi nhà. Nhờ ngôi nhà có thiết kế cửa sập thông giữa hai tầng, chủ nhân ngôi nhà đã khắc phục bằng cách di chuyền hàng hóa lên tầng trên để giảm bớt thiệt hại. Hầu như vào mùa nước lụt, nhà nào phố Hội nay cũng đều di dời lên tầng trên để ở. Đó cũng là cội nguồn của đặc sản nơi đây gắn liền với món Cao Lầu.

Tham quan nhà cổ Phùng Hưng Hội An

Bên ngoài, nhà có thiết kế dạng hình ống, mặt tiền rộng. Với thiết kế này, ngôi nhà thể hiện rõ mong muốn, khát vọng “phát tài phát lộc” của chủ nhân. Nhà cao 2 tầng với cấu trúc có 2 nếp nối nhau theo hướng tây bắc, có 4 mái. Cũng chính thiết kế này rất phù hợp và thuận tiện với việc kinh doanh, buôn bán thời xưa. Vật liệu chính trong xây dựng nhà cổ Phùng Hưng là gỗ lim và các loại gỗ quý hiếm khác. Tổng thể hài hòa khoác cho ngôi nhà một chiếc áo nâu trầm ấm áp và sung túc.

Ngay cửa chính phía trước của ngôi nhà là hai mắt cửa vô cùng uy nghiêm, độc đáo. Mắt cửa này vừa là vật trang trí, cũng vừa như một linh vật để bảo vệ cho căn nhà. Theo quan niệm tâm linh, mắt cửa canh giữ cho ngôi nhà và sẽ xua đuổi những điều xấu. “Mắt cửa” hay còn có tên gọi khác là “Môn thần”. Nó thể hiện cho khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tránh được hoạn nạn, rủi ro. Đồng thời nó cũng không cho tà ma xâm phạm vào nhà, gây bệnh tật, tránh làm gia đình xào xáo, việc làm ăn thất bại…

Kiến trúc tầng trệt độc đáo

Lúc trước, người chủ đầu tiên của ngôi nhà đã sử dụng tầng trệt để trưng bày, bán hàng. Nhưng nay, đây là nơi lưu trữ cổ vật của gia chủ lúc sinh thời, cũng là nơi tiếp khách. Du khách đến đây có thể ngồi trên bộ bàn ghế được làm từ gỗ quý, sang trọng đặt ở giữa nhà. Các bức tường xung quanh được trang trí với những bức chạm trổ tinh tế và nghệ thuật. Những chi tiết chạm khắc tinh tế này đều được chính tay các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo nên.

Kiến trúc tầng trệt độc đáo
Kiến trúc tầng trệt độc đáo là nơi tiếp khách chính của nhà cổ Phùng Hưng Hội An

Hệ thống cột nhà cổ Phùng Hưng được làm từ 80 cây gỗ lim cực kỳ vững chắc. Để giảm độ lún, và tránh mọt mối, tất cả cột nhà đều được đặt trên chân đá chắc chắn. Chân đá này giúp ngăn cách tiếp xúc giữa chân cột với đất vừa đẹp vừa hạn chế hư hại.

Lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng

Lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng
Lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng

Không kém phần đặc sắc ở tầng trệt, tầng 2 nhà cổ Phùng Hưng khá trang nghiêm. Bước lên tầng 2, du khách sẽ thấy cảm giác linh thiêng và cổ kính bao trùm cả không gian. Lầu 2 là nơi chủ nhà đặt bàn thờ tổ tiên và thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Lầu 2 có 1 chiếc bàn được đặt trước các bệ thờ. Chủ nhà luôn đặt vào chiếc bàn đó bảy quân xúc xắc bằng đá cẩm thạch trong chén. Mỗi khi đi xa, gia chủ gieo xúc xắc để quyết định thời gian khởi hành của họ. Nghe rất lạ và ấn tượng không kém gì không gian ở đây phải không nào.

Do nằm ở vị trí kế bên sông, vì vậy xưa kia dễ xảy ra lụt lội nên sàn gác có các ô trống hình vuông. Các ô trống đó còn được gọi là các “cửa sập”. Cửa sập dễ dàng tháo dỡ để tiện vận chuyển hàng hóa tầng trệt lên gác mỗi khi lụt lội. Một hành lang hẹp ở gian trong cùng của ngôi nhà chính là lối để đi lên lầu 2. Bao quanh lầu 2 là hệ thống hành lang rộng, đều được làm hoàn toàn bằng gỗ. Cách thiết kế cầu thang khoa học khiến căn nhà trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn rất nhiều.

Ngói âm dương độc đáo đặc trưng của các ngôi nhà phố cổ

Nét độc đáo không kém khi nhìn lên ngôi nhà, bộ phận mái nhà được lợp ngói âm dương. Loại ngói này giúp nhà được thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và giữ nhiệt tốt vào mùa đông.

Trên mỗi miếng ngói được chạm khắc hình cá chép. Vì cá chép là biểu tượng sự may mắn, thịnh vượng, quyền lực trong văn hóa Á Đông khi xưa. Với đặc điểm là viên ngói dương và ngói âm đan xen, chặt chẽ với nhau. Một bộ ngói âm dương đầy đủ có cấu tạo gồm 3 bộ phận cơ bản sau:

Ngói âm dương độc đáo đặc trưng của các ngôi nhà phố cổ
Ngói âm dương độc đáo đặc trưng của các ngôi nhà phố cổ

+ Ngói âm: Viên ngói âm to được tráng men ở mặt lõm. Ngói âm thì nằm ngửa lên.

+ Ngói dương: Viên ngói dương được tráng men ở mặt lồi. Còn ngói dương thì nằm tròn úp.

+ Diềm: Diềm gồm diềm âm và diềm dương. Là phần trang trí mái nhà.

Tham quan nhà cổ Phùng Hưng như một thước phim quay chậm cuộc sống của gia đình thương nhân xưa. Cũng vì đó mang đến du khách thập phương sự tò mò, thích thú, và thấy mê mẩn, xiêu lòng.

Để cảm nhận trọn vẹn và sâu sắc giá trị văn hóa và lịch sử ở đây, du khách nên tham gia các tour du lịch Hội An cùng hướng dẫn viên chuyên nghiệp của các công ty du lịch Hội An. Với nhiều năm kinh nghiệm, sự hiểu biết và nhiệt tình của họ sẽ làm chuyến khám phá Hội An hoàn hảo và ý nghĩa hơn.

Ngoài nhà cổ Phùng Hưng, du khách có thể tham quan các ngôi nhà cổ Hội An nổi tiếng khác:

Rate this post
Bài viết liên quan