Nếu có cơ hội du lịch Quảng Nam, du khách tuyệt đối đừng bỏ lỡ chùa Chúc Thánh Hội An – một địa điểm du lịch linh thiêng nổi tiếng. Ngôi chùa cổ với kiến trúc tượng lớn, chạm trổ cầu kỳ này đã thu hút hàng ngàn du khách cũng như các tín đồ Phật giáo chiêm bái mỗi năm
Đôi nét về Chùa Chúc Thánh Hội An
Chùa Chúc Thánh được biết đến là nơi khai sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế. Các thông tin về chùa này như sau:
Chùa Chúc Thánh tọa lạc ở đâu?
Chùa Chúc Thánh tọa lạc ở khu 7, phường Tân An, thành phố Hội An. Ngôi chùa cổ này cách trung tâm phố Hội khoảng chừng 2km.
Dựa theo sách Việt Nam Phật giáo sử luận thì ngôi chùa này đã được xây dựng vào thế kỷ 18. Trải qua hơn 300 năm phát triển, ngôi chùa này đã sớm trở thành điểm tham quan linh thiêng nổi tiếng xứ Quảng.
Lịch sử nguồn gốc chùa Chúc Thánh
Chùa Chúc Thánh Hội An còn có tên gọi khác là chùa Khoái. Chùa chính thức được xây dựng vào năm 1671 – thời điểm mà phố cổ Hội An còn sầm uất. Theo thông tin của nhiều người xưa, Thiền sư Minh Hải sau khi đến Việt Nam dự Đại giới đàn truyền bá Phật pháp tại Huế đã quyết định chọn một vùng đất cao thoáng mát ở thảo am.
Ban đầu, thiền sư chỉ chọn vùng đất này cho mục đích chính là tu đạo. Sau đó, vị Thiền sư này đã thu nhận đệ tử và lập nên hệ phái Phật Giáo Lâm Tế Chúc Thánh. Cũng chính vì lý do này mà ngôi chùa này được gọi là tổ đình của Chùa Thánh Quảng Nam.
Khám phá ngôi chùa Chúc Thánh cổ kính
Chùa Chúc Thánh Hội An được xây dựng với lối kiến trúc tiêu biểu của những ngôi chùa thời bấy giờ. Về cơ bản, kiến trúc chùa có chịu sự ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Trung Hoa.
Cổng Tam quan với mái ngói rêu phong
Ngay khi vừa bước vào cổng chùa, bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được không gian ở cổng Tam quan vô cùng linh thiêng. Phần cổng tam quan mang đậm sắc màu của các tòa nhà kiểu trước với mái ngói rêu phong đầy cổ kính.
Trên đình cổng được chạm khắc đầy đủ với hình ảnh 2 con kỳ lân hướng mặt quay vào nhau. Điều này càng làm nổi bật thêm nét tôn nghiêm của chùa. Đặc biệt, phần cổng chùa có hình ảnh 3 đóa sen đang nở rộ. Theo nhiều người thì đây cũng chính là biểu tượng của văn hóa Phật giáo, đầy linh thiêng.
Khu tháp cổ với 16 tháp mộ
Bước qua cổng tam quan của chùa Chúc Thánh Hội An bạn sẽ đến khu vực khuôn viên của chùa. Điểm nổi bật nhất ở đây chính là khu tháp cổ với 16 ngôi mộ. Dựa theo sử sách thì đây là nơi lưu giữ nhục thân của sư tổ Minh Hải và các chư vị tăng trong môn phái.
Do vậy, khi ghé thăm nơi này, bạn có thể thắp hương, vái lạy để tỏ lòng thành kính nhé! Ngoài 16 tháp mộ thì trong khuôn viên của chùa còn có nhiều bức tượng thờ thần, phật khác. Tất cả những bức tượng này đều được chạm khắc một cách tinh tế, sống động.
Chắc chắn rằng, khuôn viên của chùa cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.
Chính điện chùa Lâm Tế Chúc Thánh
Sau khi check in ở khuôn viên bên ngoài, các bạn cũng đừng quên ghé vào khu vực chính điện của chùa nhé! Chính điện của chùa Chúc Thánh Hội An được xây dựng ở giữa khuôn viên chùa và vô cùng bề thế.
Bước vào đây bạn sẽ phải ngỡ ngàng với hệ thống cột chèo dựng đứng đầy vững chắc. Tất cả đều có kích thước lớn và vô cùng chắc chắn. Mái của chính điện được lợp bằng ngói âm dương. Phần đỉnh mái bên trên chính điện còn đặt cặp long phụng. Chúng được đặt đối xứng với nhau và được chạm khắc một cách tỉ mỉ.
Mái hiên của chính điện chùa còn đặc biệt chạm trổ hình ảnh quá khứ từ lúc mới sinh đến lúc nhập diệt của Đức Phật Thích Ca. Điều này càng làm cho chính điện thêm phần uy nghiêm và linh thiêng.
Khu hậu tẩm
Khu vực phía trong cùng của chùa Chúc Thánh Hội An chính là hậu tẩm. Hậu tẩm thờ Phổ Liên Hoa, Đức Địa Tạng, Ái Sở Thân. Ở 2 bên hậu tẩm là Tây phương tượng, thờ phụng hương linh, Đông phương tượng là nơi ở của các vị tăng chúng.
Khi du khách đi qua một khoảng sân lộ tiên sẽ đến được tổ đường. Ở đây, nhà tổ được thiết kế khá đơn giản. Chính giữa nhà tổ có đặt long vị của các trụ trì, tổ sư của chùa.
Lưu ý khi đến tham quan Chùa Chúc Thánh Hội An
Chùa Chúc Thánh Hội An nằm cách phố Hội 2km. Du khách có thể tới đây theo 2 cách là bằng xe máy hoặc taxi.
Nếu đi bằng xe máy thì du khách có thể men theo đường Huỳnh Thúc Kháng để đến chùa. Chi phí đi theo taxi khoảng 400.000 – 500.000 VNĐ/lượt
Khi tham quan chùa bạn cần chú ý về trang phục, thái độ và thời điểm tham quan. Cụ thể:
- Về trang phục: Bởi vì chùa là nơi linh thiêng nên du khách hãy ưu tiên chọn những trang phục kín đáo. Ưu tiên mặc quần áo dài, không mặc váy quá ngắn hay quần cộc.
- Thái độ: Khi vào chùa, du khách nên giữ ý tứ, không cười nói to, bàn luận lung tung ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm ở cửa chùa.
- Thời gian tham quan: Đại đa số các vị chư tăng ở Quảng Nam, Đà Nẵng đều quy tụ về chùa vào ngày 7 tháng 11 âm lịch hàng năm. Do vậy, nếu đến vào khoảng thời gian này bạn có thể tham gia lễ tưởng niệm. Nếu không, du khách có thể ghé thăm chùa vào các tháng của mùa hè nhé!
Chiêm bái những ngôi chùa cổ nổi tiếng tại Hội An
Ngoài chùa Chúc Thánh Hội An thì ở Hội An còn có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng khác như:
- Chùa Phước Lâm: Ngôi chùa cổ tự có tuổi đời hơn 2 thế kỷ ở Lê Hồng Phong, xã Cẩm Hà. Địa danh này có nhiều góc sống ảo và đặc biệt linh thiêng. Do đó, chùa cũng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, nhiều du khách tới chiêm bái.
- Chùa Bà Mụ Hội An: Chùa nổi tiếng với cổng tam quan mang đậm phong cách Á Đông. Khung cảnh thiên nhiên quanh chùa thơ mộng, say đắm lòng người. Ở chùa có hồ sen lớn, nước trong vắt. Đây cũng là điểm đến check in được nhiều bạn trẻ yêu thích.
- Chùa Ông Hội An: Là một ngôi miếu nhỏ, có tuổi đời cao và được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa cổ. Nét chạm khắc ở cửa và mái chùa khiến nhiều du khách thích thú.
- Chùa Viên Giác Hội An: Ngôi chùa nổi tiếng trang nghiêm và nổi tiếng bậc nhất ở phố Hội. Ngôi chùa đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của Phật giáo ở Hội An, đồng thời cũng là nơi tiêu biểu của cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tin rằng, nếu bạn là người yêu Phật Pháp và thích thú với kiến trúc cổ thì ngôi chùa Chúc Thánh Hội An là địa điểm cho bạn nhiều điều tuyệt vời nhất. Đừng quên ghé thăm chùa khi bạn có cơ hội nhé!
Xem thêm: